Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điềm báo của Obama về vụ xả súng ở Orlando

Tổng thống Obama đưa ra cảnh báo về khả năng một vụ tấn công bằng súng do những phần tử ủng hộ IS thực hiện, tương tự thảm sát ở Orlando, chỉ 2 ngày trước khi sự việc xảy ra.

Trong buổi nói chuyện ở Elkhart, bang Indiana, ngày 8/6 về mối đe dọa có thực của tình trạng bạo lực súng đạn ở Mỹ, Tổng thống Barack Obama nói: “Hôm nay tôi vừa dự một cuộc họp. Tại đó tôi được biết về những người có liên hệ với các trang web của IS, hiện sống tại Mỹ - những công dân Mỹ”. Obama nhắc tới tên viết tắt của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

“Chúng ta được phép đưa họ vào danh sách những người bị cấm bay của các hãng hàng không. Nhưng do quy định của Hiệp hội súng trường Quốc gia, tôi không thể cấm những người đó mua súng. Đó có thể là một người có cảm tình với IS. Và nếu anh ta muốn tới một cửa hàng súng hoặc cuộc triển lãm ngay lúc này để mua vũ khí và đạn dược thỏa thích, không điều gì có thể ngăn cản anh ta. Dù FBI biết người đó là ai”, Tổng thống Obama nói.

Tổng thống Mỹ đưa ra phát biểu trên chỉ hai ngày trước vụ xả súng đẫm máu tại hộp đêm dành cho người đồng tính Pluse, thành phố Orlando, bang Florida, hôm 12/6. Sự việc khiến 50 người chết và 53 người bị thương. Phát biểu được coi là "điềm báo" nhưng thực chất việc sở hữu súng tràn lan là mối lo ngại bấy lâu nay của vị tổng thống.

Ông Obama từng nhiều lần kêu gọi việc kiểm soát súng chặt chẽ hơn. Hồi đầu tháng 1, phát biểu trước người dân Mỹ, ông đưa ra những biện pháp nhằm kiểm soát bạo lực súng đạn. Thậm chí, ông chủ Nhà Trắng nhiều lần không kìm nén được cảm xúc khi phát biểu về các vụ thảm sát liên quan tới việc sử dụng vũ khí dễ dãi tại Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề phản đối kiểm soát súng trong Quốc hội Mỹ có sự phân hóa rõ rệt.

Obama du doan vu xa sung o Orlando anh 1

Tổng thống Mỹ Obama tại buổi nói chuyện trước công chúng hôm 8/6. Ảnh: Getty

 

Nghi phạm gây ra vụ thảm sát tại thành phố Orlando là Omar Mateen, 29 tuổi. Tên này đã đấu súng với một sĩ quan cảnh sát bên ngoài hộp đêm vào lúc 2h, trước khi xông vào tòa nhà, giết nhiều người và bắt con tin. IS đã nhận trách nhiệm đứng sau vụ xả súng. Ngay trước khi ra tay tàn sát những người vô tội, Mateen được cho là gọi tới số 911 để tuyên bố trung thành với tổ chức cực đoan.

FBI theo dõi Mateen từ năm 2013 vì những phát biểu khiêu khích với đồng nghiệp. Tên này tiếp tục bị điều tra một năm sau đó vì có liên hệ với Moner Abu Salha, một tân binh thuộc al-Qaeda. Abu Salha lớn lên ở Vero Beach (bang Florida) và sau đó chết trong một cuộc tấn công tự sát tại Syria vào năm 2014 khi chiến đấu cho nhóm Mặt trận Nusra có liên hệ với al-Qaeda. Nhưng cuối cùng, FBI đã không truy nã Mateen, theo CNN.

Trước đó, phát biểu về vụ tấn công tại hộp đêm Pluse, Tổng thống Obama gọi đây là “hành động khủng bố”. "Đây là một ví dụ về kiểu cực đoan tự phát trong nước mà tất cả chúng ta đều đã lo ngại", ông Obama nói về vụ xả súng tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ.

Mô phỏng vụ xả súng đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ Mang theo súng trường và súng ngắn, Omar Mateen tấn công một hộp đêm dành cho người đồng tính ở Orlando, Florida, sát hại 50 người vô tội trước khi bị cảnh sát tiêu diệt.

Giọt nước mắt bất lực của ông Obama sau các vụ xả súng ở Mỹ

Tổng thống Barack Obama nhiều lần không thể kìm nén cảm xúc khi đề cập tới vấn đề sở hữu súng đạn tại Mỹ và thúc giục thực hiện “những biện pháp thắt chặt quản lý sở hữu súng đạn.

IS nhận gây ra vụ thảm sát Orlando

Lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nhận trách nhiệm vụ xả súng Orlando, Florida làm 50 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm