Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Wimbledon 2017: Tiền bạc quan trọng hơn miệng đời

Để có 1 tấm vé theo dõi Federer hay Djokovic tại Wimbledon không dễ. Khán giả phải mất thời gian di chuyển, xếp hàng mua vé và có khi bấm bụng trả tiền cho những tay cò.

Fiona Wong, một CĐV cuồng nhiệt của Federer, phải mất hơn 30 tiếng di chuyển từ Australia đến London để được gặp thần tượng.  Từ 4 giờ sáng, cô phải xếp hàng ở phòng vé với hy vọng tìm một chỗ ngồi tốt nhất theo dõi huyền thoại làng banh nỉ đấu với Alexandr Dolgopolov ở vòng 1 Wimbledon.

Tính luôn thời gian di chuyển và xếp hàng là 32 tiếng, Fiona Wong sau cùng đã cầm trên tay tấm vé ở sân trung tâm. Cô chờ đợi một trận kịch bản hấp dẫn dưới sân. Nhưng không, trận đấu kết thúc chỉ sau 43 phút. Lý do vì Dolgopolov bỏ cuộc ở set thứ hai. Federer dễ dàng vào vòng trong.

Federer giải phóng trí não, đẩy lui ngày về hưu như thế nào?

Hai thập niên kể từ khi bắt đầu sự nghiệp, Federer lúc này đã tìm thấy sự tự do trong tâm trí. Quần vợt đối với FedEx còn quá nhiều niềm vui giản dị, nên còn lâu anh mới giải nghệ.

"Khi Dolgopolov tiến đến lưới, chúng tôi tự hỏi, "Anh ta đang đùa hay nghiêm túc vậy", Fiona Wong tự hỏi.

Bỏ cuộc ở Grand Slam là bình thường

Điều tương tự xảy ra trong trận đấu giữa Novak Djokovic và Martin Klizan. Chỉ sau 40 phút, tay vợt kém tiếng tăm hơn bỏ cuộc. Federer lẫn Nole thắng một cách nhàn nhã, ngặt nỗi điều đó chẳng thể làm khán giả hài lòng. Họ muốn thấy nhiều hơn những pha bóng đẳng cấp từ hai gã khổng lồ.

Wimbledon 2017: Tien bac quan trong hon mieng doi anh 1
Trận đấu của Djokovic tại vòng 1 Wimbledon 2017 kết thúc sớm hơn dự kiến.

Tại Wimbledon, chỉ có những tay vợt lừng danh mới được chơi ở sân trung tâm. Khu vực này có những quy định nghiêm ngặt về chỗ ngồi phải đúng với số in trên vé, khán đài cũng hiện đại hơn... Còn ở các cụm sân còn lại, khán giả chỉ cần mua vé là có thể tự do đến xem những trận đấu bất kỳ. 

Vì vậy, dễ hiểu tại sao sự kỳ vọng của khán giả ở sân trung tâm luôn nhiều hơn các cụm sân khác. "Nếu được xếp đánh ở sân trung tâm, một tay vợt phải trách nhiệm với hành động của mình. Cá nhân tôi thì tin chắc các tay vợt tới đây đều luôn nỗ lực hết mình", Djokovic nói.

Theo thống kê của Ban tổ chức, khi vòng 2 của giải Wimbledon còn chưa kết thúc, đã có 7 trận đấu thuộc vòng 1 hạ màn sớm, tức một tay vợt bỏ cuộc hoặc chấp nhận "thua non". Cộng thêm trận Steve Darcis rút lui ở vòng 2 hôm thứ năm (7/7), con số ấy được tăng lên thành 8 trận.

Bỏ cuộc Wimbledon, Kyrgios 'bay đêm' cùng 2 nữ tay vợt tuổi teen

Tài năng trẻ nổi tiếng với tính cách ngang tàng người Australia, Nick Kyrgios, bị bắt gặp bay đêm cùng 2 nữ đồng nghiệp tuổi teen chỉ vài giờ sau khi bỏ cuộc tại Wimbledon.

Lúc này, đâu đó cho rằng nên có một điều luật dành cho các tay vợt bỏ dỡ trận đấu. "Tôi thấy tiếc cho khán giả. Họ muốn theo dõi những trận đấu hay và kịch tính", Federer nói. Chuyên gia Mary Joe Fernandez của ESPN nêu ra quan điểm: "Cần có một biện pháp hạn chế việc nhiều tay vợt bỏ cuộc".

Chuyện bỏ cuộc ở Grand Slam không lạ. Từ giải Wimbledon 2007, có 237 trận đấu thuộc nội dung đơn nam rơi vào cảnh kết thúc sớm, tức chiếm 4.58% số trận. Ở nội dung đơn nữ, chỉ có 85 trận hạ màn giữa chừng, chiếm 1.64%.

Lúc này, khán giả chịu thiệt nhiều nhất khi phải rời ghế sớm hơn dự kiến. Dễ hiểu cho tâm lý của họ. Ai lại không muốn được theo dõi Federer, Nadal hay Djokovic trình diễn thứ tennis đỉnh cao suốt nhiều giờ. Đằng này, họ khá hụt hẫng khi chứng kiến nhiều đối thủ của nhóm "Big-Four" bỏ cuộc.

Tiền bạc quan trọng hơn miệng người đời

Wimbledon 2017: Tien bac quan trong hon mieng doi anh 2
Bỏ cuộc tại Grand Slam là chuyện bình thường.

Trả lời báo chí, những tay vợt rút lui gồm Dolgopolov, Klizan, Janko Tipsarevic và Viktor Troicki đều viện cớ chấn thương. Song, tất cả đều ngụy biện. Nếu không có sức khỏe tốt, tại sao một tay vợt không xin nghỉ từ đầu mà lại gắng sức ra sân đánh vài chục phút.

Câu trả lời nằm ở điều luật ATP. Muốn giữ nguyên khoản thưởng, một tay vợt phải ra sân thi đấu. Còn nếu xin nghỉ trước khi trận đấu diễn ra, anh ta sẽ không nhận được đồng nào. Bởi vậy, Tipsarevic chỉ chơi 15 phút rồi rút lui, còn Dolgopolov tự động bỏ cuộc mà chẳng buồn nhờ đến chuyên viên y tế.

Từ Dolgopolov đến Klizan, họ đều bị khán giả chỉ trích. Nhưng ai quan tâm điều đó. Chỉ cần có mặt ở Grand Slam là có tiền. Luật của ATP cũng quy định một tay vợt được phép "thua non" hai lần/mùa mà vẫn giữ nguyên được tiền thưởng. Như vậy, Dolgopolov đã bỏ túi 35.000 bảng cho hơn 40 phút thi đấu.

Với các tay vợt kém tiếng tăm, con số vừa nêu là cả một gia tài. Nó đủ để trang trải nhiều chi phí thuê HLV, tập luyện, di chuyển... Nhờ đó, sự nghiệp cũng được kéo dài. Dẫu vậy, cách một tay vợt thi đấu hời hợt thật sự làm khán giả bức xúc. Họ không chịu được hành động thiếu tôn trọng như vậy.

Wimbledon 2017: Không phải ai cũng giàu như Federer

Có HLV riêng, thẻ tín dụng xài thoải mái và nghỉ ngơi trong căn phòng hiện đại, không tay vợt nào từ chối được điều đó. Nhưng không phải ai cũng giàu như Federer để "kham" mọi thứ.

Đâu đó đòi Dolgopolov, Klizan... phải chuyên nghiệp hơn, kiểu Jelena Jankovic gắng sức kết thúc set đấu cho trọn vẹn trước Agnieszka Radwanska. Ở vòng 1, Jankovic thua trắng Radwanska, trong đó set thứ hai kết thúc với tỷ số 0-6. Sau trận đấu, tay vợt người Serbia lấy lý do chấn thương lưng.

Khán giả muốn được thấy một kết thúc đẹp như vậy. Ngặt nỗi, nội dung đơn nam quy định thể thức đấu 5 set. Lấy ví dụ trận Federer gặp Dolgopolov, nếu đúng nguyên tắc thì Dolgopolov phải thua 3-6, 0-6 và 0-6 mới mỹ mãn. Nhưng kịch bản này có hấp dẫn hơn việc tay vợt người Ukraine bỏ cuộc?

Rõ ràng, dù phân tích ngược xuôi thế nào, mọi thứ ở Wimbledon đã là chuyện đã rồi, như lời Djokovic. Chính ATP quy định những điều luật, rồi cũng Ban tổ chức hàng năm lại nâng số tiền thưởng lên cao đầy hấp dẫn. vì vậy khó trách các tay vợt sử dụng mánh khóe để lấy bằng được trọn vẹn số tiền thưởng.

Quần vợt là môn thể thao phân hóa giàu nghèo rõ nhất. Bởi vậy, khó trách được cách hành xử của Dolgopolov, Klizan hay Tipsarevic. Với họ, tiền bạc quan trọng hơn miệng người đời.

Nguyên Trí (Theo New York Times)

Ảnh: Getty

Bạn có thể quan tâm