Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

WHO: Ô nhiễm là sự thật, Việt Nam cần có biện pháp cứng rắn

Đại diện WHO tại Việt Nam, ông Kidong Park cho rằng rất khó để so sánh độ ô nhiễm của Hà Nội với các thành phố khác, nhưng sự thật Hà Nội đang ô nhiễm.

Trao đổi với Zing.vn bên lề Hội thảo: "Hiểu đúng về Ô nhiễm Không khí tại Hà Nội" ngày 11/10, Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, ông Kidong Park đã nêu quan điểm trong nhiều vấn đề ô nhiễm tại Việt Nam và Hà Nội.

- Ông đánh giá thế nào về mức độ ô nhiễm ở các thành phố lớn trong khu vực như Hà Nội, Bắc Kinh, Bangkok? Và ông có sự so sánh nào giữa các thành phố về mức độ ô nhiễm không khí không?

- Tôi phải rất cẩn trọng khi đề cập đến việc so sánh mức độ ô nhiễm giữa các thành phố, nhưng các bạn cần nhìn nhận thực trạng chất lượng không khí ở Hà Nội đang xấu đi trong vài năm gần đây. Và giờ là lúc chúng ta cần có các hành động cứng rắn.

WHO noi gi ve o nhiem o Ha Noi anh 1
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, ông Kidong Park. Ảnh: WHO.

So sánh giữa các thành phố là việc hoàn toàn không nên. Chất lượng không khí của anh tốt hơn nước láng giềng và điều đó làm anh vui? Không! Với chất lượng không khí như vậy thì chẳng ai vui cả.

Không chỉ là các đề nghị từ phía Liên Hợp Quốc, tôi nghĩ chính quyền thành phố cần thực thi các chính sách một cách quyết tâm hơn, đòi hỏi cao hơn và cam kết mạnh mẽ hơn để cải thiện chất lượng không khí.

Bắc Kinh từng có chất lượng không khí rất tệ, 6 đến 7 năm trước. Họ đã bắt đầu thực thi những biện pháp cứng rắn và giờ đây đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Bắc Kinh có thể làm được thì Hà Nội chắc chắn cũng sẽ làm được.

- Việt Nam đang trong quá trình phát triển nóng về kinh tế và phụ thuộc lớn vào công nghiệp điện than. Theo ông, làm thế nào để Việt Nam có thể giảm thiểu các tác nhân gây hại đối với môi trường?

- Đẩy mạnh phát triển về công nghệ và tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo thay thế là giải pháp. Những nước có thu nhập bình quân lớn đã tìm cách vượt qua được các tác động lên môi trường trong phát triển kinh tế và giờ đến lúc Việt Nam làm điều tương tự.

Đầu tiên, các bạn có thể học hỏi kinh nghiệm các nước đi trước xem họ đã làm thế nào? Ngoài ra, việc sử dụng than cũng không phải chỉ để phục vụ nhiệt điện, theo tôi được biết, người dân Việt Nam còn dùng than để đun nấu. Nếu loại bỏ được việc dùng than trong hoạt động gia đình cũng sẽ cắt giảm được một lượng phát thải gây ô nhiễm không khí.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần có những biện pháp kiểm soát, quản lý cứng rắn đối với các nhà máy, khu công nghiệp về tiêu chuẩn khí thải, có các chế tài xử phạt phù hợp và yêu cầu họ đóng các khoản thuế về môi trường để bù đắp cho các thiệt hại họ gây ra.

Không thể không nhắc đến sự cam kết của người dân đối với vấn đề ô nhiễm, bởi để cải thiện chất lượng không khí cần sự vào cuộc của toàn xã hội, không chỉ các cơ quan quản lý, Nhà nước.

WHO noi gi ve o nhiem o Ha Noi anh 2
Đại diện WHO nhìn nhận không khí Hà Nội đang kém dần trong vài năm gần đây. Ảnh: Việt Hùng.

- Là một công dân Hàn Quốc, ông nghĩ Hàn Quốc có thể giúp gì cho Việt Nam trong cải thiện chất lượng không khí, cũng như chất lượng môi trường nói chung?

- Hàn Quốc cũng từng chịu tình trạng chất lượng không khí rất kém, nhưng chúng tôi đã có sự giúp sức của các tổ chức quốc tế, và tận dụng các sự kiện lớn như Olympic 1988, hay World Cup 2002 để nâng cao nhận thức người dân về vấn đề môi trường.

Hàn Quốc cũng nỗ lực rất nhiều trong cải thiện chất lượng không khí và chúng tôi đã đạt được nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ. Những gì chúng tôi có thể đề xuất phía Việt Nam là kinh nghiệm của nước đi trước.

Các nước không thể làm gì nhiều giúp Việt Nam nếu các bạn không tự hành động quyết liệt hơn trong cải thiện chất lượng môi trường, chúng tôi chỉ có thể chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ về công nghệ, nhưng mọi thứ sẽ là vô ích nếu các bạn không tự có trách nhiệm với môi trường xung quanh.

Và chúng ta có thể làm việc này cùng nhau, Hàn Quốc thành công thì tôi nghĩ Việt Nam cũng làm được.

- Hàn Quốc đã trải qua những khó khăn gì trong cải thiện chất lượng không khí và có khác nhiều so với những gì Hà Nội đang phải đối mặt hiện tại không?

- Không thực sự nhiều, chất lượng không khí luôn là nỗi nhức nhối của rất nhiều quốc gia trên thế giới không riêng Việt Nam. Điều cả 2 quốc gia cần hướng tới là tăng cường sẽ hiểu biết của người dân với chất lượng không khí, yêu cầu họ tham gia tích cực hơn vào các hành động chung về bảo vệ môi trường.

Điều chúng ta cần nói đến không phải là "chúng ta cần làm sạch không khí" mà là "chúng ta cần không khí sạch".

Không khí ô nhiễm, tại sao Việt Nam không từ bỏ được điện than?

Theo các chuyên gia, điện than là động lực quá quan trọng để phát triển kinh tế và Việt Nam chưa sẵn sàng để từ bỏ.

Kien nghi xu ly nghiem can bo gay phien ha cho dan hinh anh

Kiến nghị xử lý nghiêm cán bộ gây phiền hà cho dân

0

Trước những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và nghiệp tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Bắc Ninh, Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị trên phải kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tổ chức có liên quan, xử lý nghiêm cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà.

Sơn Hà

Bạn có thể quan tâm