Chiến dịch tiêm mũi tăng cường của Mông Cổ đang gặp nhiều trở ngại do thông tin sai lệch trên mạng và các thách thức hậu cần khi tiếp cận cộng đồng ở những vùng hẻo lánh. Mông Cổ là một trong những quốc gia có dân cư thưa thớt nhất trên thế giới, với khoảng 1/3 dân số là du mục. Ảnh: AFP. |
“Trong làn sóng dịch đầu tiên, mọi người xếp hàng bên ngoài (để tiêm vaccine) và tôi phải làm việc cho đến 21h. Bây giờ, chỉ có 5-6 người đến tiêm nhắc lại mỗi ngày”, ông Sodkhuu cho biết. Ảnh: AFP. |
Ông cho biết hàng ngày phải gọi từng người để thuyết phục và sắp xếp thời gian tiêm mũi tăng cường cho họ, nhưng thường không thành công, đặc biệt ở những nơi có sóng điện thoại kém. Điều này đồng nghĩa giới chức y tế không có lựa chọn nào khác ngoài việc đến tận nơi tiêm cho người dân. Ảnh: AFP. |
Sodkhuu - đi cùng với bác sĩ Enkhjargal Purev - vượt thảo nguyên để tiêm mũi tăng cường cho người chăn nuôi gia súc Enkhmaa Purev. “Tôi định tiêm mũi tăng cường vào lần tới, khi đến thăm trung tâm (thị trấn)”, người này nói. Đầu năm nay, cô đã cùng chồng lái xe 160 km để tiêm mũi đầu tiên. Ảnh: AFP. |
Mông Cổ ghi nhận 667.391 trường hợp mắc Covid-19 và gần 2.000 ca tử vong. Các ca bệnh giảm mạnh kể từ khi triển khai tiêm chủng, nhưng giới chức lại quan ngại rằng thành tựu này có thể bị ảnh hưởng do tâm lý chần chừ tiêm nhắc lại của người dân. Ảnh: New York Times. |
“Những người trẻ lan truyền tin đồn hoặc có quan niệm rằng Covid-19 giống như bệnh cúm. (Họ) nghĩ rằng không cần tiêm nhắc lại”, ông Sodkhuu nói. "Người dân bắt đầu tin tưởng hơn sau khi thấy người khác tiêm mũi 3 mà không gặp triệu chứng gì, cũng không bị ốm", ông cho biết thêm. |
Đất nước 3 triệu dân đã áp dụng những biện pháp chống dịch cứng rắn và lâu dài nhất thế giới. Chương trình tiêm chủng Mông Cổ cũng đạt được thành quả rất lớn với hơn 90% người lớn được tiêm hai mũi. Tới nay, 45% dân số trưởng thành đã được tiêm mũi thứ ba. Ảnh: New York Times. |