Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vùng Đồng bằng sông Hồng dẫn dắt tăng trưởng kinh tế cả nước

Theo Bộ KHĐT, từ đầu năm đến nay, vùng Đồng bằng sông Hồng đạt được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vai trò vùng động lực, định hướng cho tăng trưởng kinh tế cả nước.

Đồng bằng sông Hồng là vùng động lực và định hướng cho tăng trưởng nền kinh tế cả nước. Ảnh: Quốc Nam.

Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 4 diễn ra ngày 17/8, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Đỗ Thành Trung cho biết từ đầu năm đến nay, vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vai trò là vùng động lực và định hướng cho tăng trưởng nền kinh tế của cả nước.

Nhiều chỉ số cao nhất cả nước

Theo báo cáo của Bộ KHĐT, trong 7 tháng đầu năm nay, vùng ĐBSH đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,21%, vượt mức trung bình cả nước (6,42%) và xếp thứ 3 trong số 6 vùng kinh tế cả nước.

Đáng chú ý, tổng thu ngân sách Nhà nước vùng ĐBSH đạt 521.000 tỷ đồng. Đây cũng là con số cao nhất nước, chiếm 41% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Đồng thời, giá trị xuất khẩu của vùng cũng đứng đầu cả nước khi đạt trên 80 tỷ USD, chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu cả nước.

Vùng cũng ghi nhận có 29.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, chiếm 31% cả nước, tăng 3,4% so với cùng kỳ. Ngoài ra, đã có 14.300 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chiếm 32% cả nước, tăng 6,9%.

Những con số này giúp vùng ĐBSH đứng thứ 2 cả nước về số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, chỉ sau vùng Đông Nam Bộ.

Đáng chú ý, giải ngân vốn đầu tư công của vùng ước đạt 55.757 tỷ đồng, cao nhất cả nước, đạt gần 32% kế hoạch. Một số địa phương trong vùng nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao là Nam Định (78%), Thái Bình (46%), Vĩnh Phúc (38%) và Hà Nam (38%).

Liên quan đến các hoạt động của Hội đồng điều phối vùng ĐBSH trong năm 2023, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho biết các thành viên Hội đồng đã hoàn thành 19/23 nhiệm vụ được giao. Về các nhiệm vụ còn lại, các bộ, địa phương cũng đang khẩn trương triển khai.

Đối với các nhiệm vụ năm 2024, trong 7 tháng qua, ông Trung cho hay các bộ, địa phương cần cơ bản hoàn thành 8 nhiệm vụ. Trong đó, có 3 nhiệm vụ đã hoàn thành và 5 nhiệm vụ đã hoàn thành dự thảo, đang gửi xin ý kiến các bên liên quan.

Đề xuất 4 cơ chế đặc thù cho vùng ĐBSH

Trên cơ sở tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ thời gian qua, Bộ KHĐT kiến nghị Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ĐBSH, các bộ và địa phương tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của năm 2024 đã được giao.

Về cơ chế, chính sách đặc thù, cơ quan này đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương có văn bản tham gia ý kiến đối với dự thảo Báo cáo rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển 6 vùng kinh tế.

Đồng thời, các bộ và địa phương cần chọn các dự án trọng điểm theo tinh thần Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị và Quy hoạch vùng để ưu tiên nguồn vốn trong kế hoạch trung hạn 2026-2030, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư.

UBND TP Hà Nội cũng cần phối hợp với các bộ, ngành triển khai thực hiện Luật Thủ đô để xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đúng theo kế hoạch.

Cùng với đó, các địa phương phải đẩy nhanh tiến độ các dự án đã triển khai, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Đối với các dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư, các địa phương cần khẩn trương đề xuất các cơ chế, chính sách để sớm triển khai, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

bo khdt,  nam dinh,  thai binh,  vinh phuc anh 1

Bộ KHĐT đề xuất 4 cơ chế, chính sách đặc thù để đảm bảo vùng ĐBSH tiếp tục giữ vững vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước. Ảnh: VGP.

Ngoài ra, Bộ KHĐT cho biết đang xây dựng dự thảo Báo cáo rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù các vùng kinh tế - xã hội và đang gửi lấy ý kiến các bộ, ngành và các địa phương.

Trong đó, ngoài các nhóm cơ chế, chính sách đề xuất áp dụng chung cho các vùng và cả nước, đối với vùng ĐBSH, Bộ còn đề xuất 4 cơ chế, chính sách đặc thù.

Cụ thể, Bộ KHĐT đề xuất chính sách về hỗ trợ phát triển cụm liên kết ngành, trong đó ưu tiên phát triển các trung tâm kinh tế biển và chính sách phân cấp cho HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương các dự án thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng đề xuất nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do tại TP Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh.

Thanh Hóa yêu cầu Aeon khởi công trung tâm thương mại trước 30/8

Tỉnh Thanh Hóa đề nghị Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam chuẩn bị đầy đủ thủ tục để khởi công trung tâm thương mại trước 30/8.

Công ty mẹ Batdongsan.com.vn được mua lại với giá 1,1 tỷ USD

Sau khi hoàn tất thương vụ, cổ phiếu của PropertyGuru sẽ không còn giao dịch trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York và công ty sẽ trở thành công ty tư nhân.

Công ty mẹ HoSE và HNX lãi gần 7 tỷ đồng mỗi ngày

Nửa đầu năm nay, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 65% lên hơn 1.240 tỷ đồng nhờ khoản tăng ấn tượng từ dịch vụ giao dịch chứng khoán.

Nền kinh tế với độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ xu hướng kinh tế thế giới. Trong thế giới kinh doanh phức tạp và thay đổi liên tục như hiện nay, việc cập nhật kiến thức và hiểu biết về các xu hướng kinh doanh trên thế giới rất quan trọng. Để độc giả có thể tiếp cận những thông tin kinh tế quốc tế mới nhất, Tri Thức - Znews giới thiệu Tủ sách kinh tế thế giới với những cuốn sách và câu chuyện kinh doanh đáng chú ý. Từ việc nghiên cứu các công ty hàng đầu đến việc khám phá những xu hướng kinh tế mới, Tủ sách sẽ là nơi cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động kinh tế toàn cầu.

OceanBank sap doi ten hinh anh

OceanBank sắp đổi tên

0

Sau khi được MB tiếp quản, OceanBank dự kiến đổi tên thành MBV. Chủ tịch và tổng giám đốc mới của ngân hàng cũng là các lãnh đạo cấp cao tại MB.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm