Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vụ MH17 rơi ở Ukraina sẽ lặng lẽ 'chìm xuồng'?

Ngày càng ít thông tin về MH17, những tuyên bố của các bên liên quan cũng ít đi và chung chung hơn. Vụ máy bay rơi thảm khốc này sẽ lặng lẽ 'chìm xuồng'?

a
Nhân viên Tổ chức an ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), điều tra hiện trường vụ rơi máy bay Malaysia. Ảnh: AP

Việc điều tra diễn ra trong điều kiện không thuận lợi

Chuyến máy bay đặc biệt đầu tiên từ Amsterdam đã đưa hài cốt 20 người Malaysia trở về quê hương, họ là những hành khách xấu số trên chiếc Boeing 777, chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines gặp tai nạn tại miền đông Ukraina.

Chiếc máy bay xấu số bị bắn rơi ngày 17/7 khiến 298 người vô tội thiệt mạng, trong đó có 48 hành khách mang quốc tịch Malaysia. 30 nạn nhân đã được nhận dạng. Hơn 1 tháng trôi qua, nhưng các hoạt động điều tra tại địa điểm máy bay rơi vẫn chưa được thực hiện.

Hội đồng An ninh Hà Lan chỉ đạo cuộc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Amsterdam đảm nhận nhiệm vụ này với sự đồng ý của tất cả các bên, vì phần lớn các hành khách trên chiếc máy bay bị rơi là người Hà Lan. Tuy nhiên, các thành viên của Hội đồng An ninh nước này vẫn chưa tiếp cận được địa bàn vụ tai nạn vì không an toàn.

Chiếc máy bay đã rơi xuống địa bàn tỉnh Donetsk thuộc miền đông nam Ukraina. Đây là khu vực xung đột vũ trang giữa quân đội Ukraina và những người phản đối chế độ Kiev.

Sau khi xảy ra tai nạn, dân quân tự vệ Donetsk đã tuyên bố ngừng bắn tạm thời để bảo vệ hiện trường nhằm phục vụ cho công tác điều tra. Nhưng Kiev không ủng hộ sáng kiến ​​này. Bất chấp nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu đình chỉ chiến sự trong khu vực, hoạt động pháo kích tại đây vẫn diễn ra không ngừng.

'Những thi thể liên tiếp rơi xuống từ không trung'

Hình ảnh thi thể "rơi như mưa", mảnh vỡ máy bay, động cơ bốc cháy đã ám ảnh tâm trí người dân làng quê ở miền đông Ukraina khi phi cơ Boeing 777 rơi hôm 17/7.

Cuối cùng, các chuyên gia pháp y và các tổ chức quốc tế đã đến được địa bàn tai nạn, tìm kiếm và đưa thi thể nạn nhân ra khỏi đây, cũng như thu thập các mảnh vỡ máy bay. Các nhà báo ghi lại nhiều hình ảnh lực lượng dân quân Donetsk và người dân địa phương hỗ trợ việc vận chuyển hành lý và tư trang của nạn nhân.

Tuy nhiên, các nhà điều tra quốc tế lại không thể đến được khu vực máy bay rơi vì quá nguy hiểm. Hội đồng An ninh Hà Lan khẳng định sự điều tra trực tiếp bởi các chuyên gia trên địa bàn máy bay rơi là không nhất thiết. Họ sẽ xác minh sự thật từ các nguồn khác: băng ghi âm buồng lái, máy ghi dữ liệu chuyến bay, ảnh chụp vệ tinh...

Về lý thuyết, kết luận có thể được rút ra từ những thông tin như vậy nhưng khó thể coi chúng là toàn bộ bằng chứng. Ông Andrei Fomin, tổng biên tập tạp chí Vzlet, nhận xét: "Điều này là có thể về nguyên tắc, nếu tất cả đều được ghi lại chi tiết với mức độ chính xác cao, có mô tả rõ vị trí các mảnh máy bay bị vỡ, chụp ảnh".

Tuy nhiên, ông Fomin cho rằng, không thể loại trừ trường hợp sự hiện diện của mảnh vỡ máy bay và các tài liệu ghi âm không cho phép xác minh một cách chính xác những gì đã xảy ra. Vì vậy, mỗi khi Nga tổ chức các cuộc điều tra như vậy, các thành viên ủy ban phải có mặt tại hiện trường, làm việc rất cẩn thận và tỉ mỉ, thu thập mẫu vật, ghi chép, chụp ảnh tất cả.

MH17 bị mảnh tên lửa găm lỗ chỗ

Mảnh thân chiếc Boeing 777 của Malaysia, rơi xuống khu vực hẻo lánh ở miền đông Ukraina, bị thủng nhiều lỗ có thể do mảnh tên lửa găm vào.

Vụ MH17 bị bắn rơi sẽ lặng lẽ 'chìm xuồng'?

Tuy nhiên, Hà Lan thậm chí không muốn chia sẻ những thông tin hiện có. Họ nói rằng dữ liệu các nội dung đàm thoại với nhân viên không lưu, kết luận của chuyên gia sẽ không được đưa toàn bộ vào báo cáo chính thức. Có phải sự kiểm duyệt này sẽ giúp các thành viên của ủy ban điều tra che giấu những thông tin không có lợi?

Ông Sergei Mikheyev, Tổng giám đốc Trung tâm Cục diện chính trị đánh giá: "Thực tế, cuộc điều tra không xác nhận giả thiết mà phía Ukraina cùng với người Mỹ đã đưa ra từ những phút đầu tiên sau khi máy bay Boeing bị rơi, cáo buộc thủ phạm là dân quân tự vệ hoặc thậm chí lực lượng vũ trang Nga".

Đầu tiên, Mỹ và Ukraina một mực khẳng định là lực lượng dân quân Donetsk đã sử dụng tên lửa phòng không Buk do Nga cung cấp để bắn rơi MH17 và đưa ra những bức ảnh không ai chứng minh được độ xác thực của nó về các xe chở tên lửa Buk "chạy về hướng biên giới" với nước Nga.

Ukraina còn tung tin "bắt được chuyên gia tên lửa Nga" ở khu vực biên giới nhưng không hề đưa được tang vật và người bị bắt ra trước công luận quốc tế. Trong khi đó, những chuyên gia độc lập phương Tây tuyên bố chiếc Boeing 777 này bị bắn rơi bởi tên lửa không đối không và pháo trên cường kích Su-25, những loại vũ khí mà quân ly khai không hề có.

Người thân của những hành khách trên chuyến bay MH17 sẽ không bao giờ biết được thủ phạm trong thảm kịch này
Người thân của những hành khách trên chuyến bay MH17 sẽ không bao giờ biết được thủ phạm trong thảm kịch này

Các thông tin về MH17 ngày càng ít đi, những tuyên bố và kết luận của Ủy ban điều tra cũng trở nên chung chung và chẳng gây được sự chú ý nào. Thời gian qua đi, rồi người ta sẽ nói không khẳng định được điều gì cụ thể và rất có thể MH17 sẽ lại trở thành "nghi án" giống như chuyến bay mất tích bí ẩn MH370.

Điều này chỉ có thể giải thích được là, nhiều khả năng Mỹ và Ukraina chẳng có bằng chứng nào xác nhận cho giả thiết của họ. Hoặc tệ hơn là sự hiện diện những bằng chứng chứng minh Nga, lực lượng dân quân Donetsk vô tội và gây bất lợi đối với Ukraina và Mỹ. Người ta có thể không muốn công bố những bằng chứng này.

Điều này không phải không có cơ sở. Mỹ, EU và Ukraina luôn muốn hạ thấp uy tín Nga và gán những tội ác tày trời cho lực lượng dân quân Donetsk, nếu có dù chỉ là 1 chi tiết cực nhỏ có thể "vu vạ" được thì chắc chắn họ sẽ không bỏ qua. Vì vậy, có thể khẳng định là chỉ có những kết quả điều tra gây bất lợi mới khiến Mỹ, NATO và Ukraina trở nên "im hơi lặng tiếng".

Người thân của 298 người thiệt mạng trong sự cố thảm khốc MH17 có thể sẽ phải chờ rất lâu để biết ai thực sự có lỗi trong thảm kịch này.

2014 - năm tồi tệ của hàng không thế giới

Số người thiệt mạng trong loạt thảm họa hàng không 7 tháng đầu năm biến 2014 trở thành dấu mốc tồi tệ nhất với hàng không thế giới kể từ năm 2005 trở lại đây.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/bang-chung-bat-loi-cho-ukraine-mh17-se-lang-le-chim-xuong-3054388/

Theo Toàn Thắng/Báo Đất Việt

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm