Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

MH17 bị mảnh tên lửa găm lỗ chỗ

Mảnh thân chiếc Boeing 777 của Malaysia, rơi xuống khu vực hẻo lánh ở miền đông Ukraina, bị thủng nhiều lỗ có thể do mảnh tên lửa găm vào.

Hai phóng viên của New York Times chụp hình mảnh thân chiếc Boeing 777 bị thủng nhiều lỗ, rơi xuống ngôi làng hẻo lánh ở Grabovo, thuộc Donetsk, miền đông Ukraina. Sau khi xem những bức ảnh, Reed Foster, chuyên gia phân tích của Tạp chí Quốc phòng IHS Jane’s, nhận định đây có thể là bằng chứng quan trọng để tìm ra nguyên nhân chuyến bay MH17 bị bắn hạ.

Những lỗ thủng trên thân chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines. Ảnh: New York Times
Ông Foster cho biết, những hư hại trên thân máy bay phù hợp với những gì mà đầu đạn tên lửa của hệ thống phòng không Buk có thể gây nên. Loại tên lửa này không lao thẳng vào mục tiêu mà nổ khi cách đích khoảng 20 m. Mảnh vỡ từ đầu đạn tên lửa sẽ làm hư hại toàn bộ chiếc máy bay, bao gồm thân, cánh và các động cơ.

Dựa vào ảnh chụp của phóng viên New York Times, ông Foster cho biết kích thước của những mảnh vỡ găm vào thân máy bay khá đồng đều. Ngoài ra, các mảnh vỡ dường như xuất phát từ một vị trí nên nó găm vào thân máy bay theo một góc cố định.

Hình ảnh trước và sau thảm họa MH17

Chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines cùng 298 hành khách và thành viên phi hành đoàn lao xuống khu vực miền đông Ukraina khi đang thực hiện lộ trình bay từ Hà Lan tới Malaysia.

Chuyên gia quốc phòng của IHS Jane’s nhận định, sơn bị tróc và những mảnh kim loại móp vào phía trong cho thấy tác động bên ngoài gây ra những lỗ thủng. Chúng là những mảnh nhỏ, lao đi với vận tốc cực lớn. Một vụ tấn công bằng tên lửa hay sự cố động cơ phát nổ đều có thể gây ra những vết thủng dạng này.

Mô phỏng tên lửa bắn hạ máy bay.
Tuy nhiên, chuyên gia Foster khẳng định, một vụ nổ động động cơ máy bay sẽ tạo ra những vết rách dài và hẹp trên thân máy bay. Miệng những vết rách sẽ hướng ra bên ngoài thay vì hướng vào trong như ảnh chụp mảnh thân chiếc máy bay gặp nạn. Một vụ nổ động cơ sẽ tạo ra nhiều mảnh vỡ kích thước khác nhau, khác với mảnh vỡ từ một vụ nổ đầu đạn tên lửa.

Theo ông Foster, các loại tên lửa của hệ thống phòng không Buk ra đời nhằm mục tiêu hạ gục các mục tiêu bay ở độ cao tối đa 25.000 m. khi tới gần mục tiêu, đầu đạn tên lửa sẽ nổ tung, tạo thành đám mây mảnh đạn, lao tới mục tiêu với tốc độ cực nhanh. Phương pháp này giúp nó tăng hiệu quả diệt mục tiêu dù giảm bớt uy lực của tên lửa.

Sức mạnh hệ thống phòng không Buk nghi bắn rơi MH17

Hệ thống phòng không Buk là nghi can chính trong vụ bắn rơi máy bay chở khách MH17 của Malaysia Airlines trên vùng trời Donetsk, miền đông Ukraina.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm