Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đất hiếm, đậu nành và dầu cọ - loạt ‘vũ khí’ nóng trong năm 2019

Năm 2019, một loạt các vũ khí tài nguyên thiên nhiên được sử dụng để giải quyết các tranh chấp từ thương chiến Mỹ - Trung cho đến căng thẳng kinh tế trong khu vực châu Á.

Khi các phái đoàn thương mại Trung Quốc và Mỹ đang đàm phán hồi tháng 5/2019, chuyến viếng thăm bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một nhà máy đất hiếm đã dấy lên thuyết âm mưu về một vũ khí chiến lược mới.

Nguy cơ vũ khí chất hiếm

Lý do bởi Trung Quốc nắm giữ tới 90% sản lượng đất hiếm của thế giới, và vấn đề là hầu như mọi sản phẩm công nghệ quan trọng đều không thể thiếu thành phần này.

cac loai vu khi tai nguyen trong nam 2019 anh 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm nhà máy sản xuất chất hiếm hồi tháng 5. Ảnh: Cutv.

"Nhìn lại những gì đã diễn ra cả năm 2019, đó là năm của thứ vũ khí hàng hóa”, Yoshikazu Watanabe, chủ tịch hãng tư vấn tài nguyên Tsukushi Shigen Consul, nhận định. Sơ đồ phân bổ các sản phẩm chiến lược sẽ nói lên các điểm nóng xung đột. Từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, các cuộc biểu tình liên miên ở Hong Kong cho đến sự nóng lên toàn cầu…

Theo Watanabe, có thể thấy Chủ tịch Tập đang thúc đẩy sản xuất Trung Quốc chủ yếu dựa trên nguồn nguyên liệu nội địa, từ điện thoại thông minh, xe điện cho đến máy bay phản lực hiện đại nhất.

Năm 2015, chính phủ Trung Quốc tiến hành hợp nhất các công ty đất hiếm thành 6 doanh nghiệp nhà nước. "Việc hợp nhất gần như đã hoàn tất trong năm nay. Do đó chính phủ đã có thể thuận lợi kiểm soát vũ khí tài nguyên này”, ông nhận Watanabe.

TT Trump đã bóng gió về nguy cơ này và gợi ý chuyển hướng khai thác nguồn đất hiếm của Australia, nước sản xuất đất hiếm lớn thứ 2 trên thế giới. Hai nước vừa thỏa thuận hợp tác để tài trợ cho các dự án liên quan đến khoáng sản quan trọng, trong đó có đất hiếm.

Wantanabe cho biết: "Trong năm 2020, chúng ta vẫn phải chờ đợi xem Trung Quốc và Mỹ có thực sự cân nhắc vũ khí đất hiếm trong các cuộc thương lượng hay không. Nếu điều đó xảy ra, hoạt động đầu cơ đất hiếm sẽ lan rộng, giá cả bị đẩy cao”.

Trong lúc đó, thị trường đất hiếm đã có những xáo trộn. Hồi đầu tháng này, giá của dysprosium, loại đất hiếm tăng cường khả năng chịu nhiệt của nam châm vĩnh cửu đã vọt lên 250 USD/kg, tăng tới 40% so với cùng kỳ năm trước.

cac loai vu khi tai nguyen trong nam 2019 anh 2

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khiến cho giá cả đất hiếm gia tăng. Ảnh: Reuters.

Đáp lại, Bắc Kinh vẫn bác bỏ khả năng sử dụng đất hiếm làm đòn bẩy thương mại. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái nhấn mạnh vào tháng trước: “Theo nguyên tắc cởi mở, hợp tác và chia sẻ lợi ích, Trung Quốc đã phát triển ngành công nghiệp đất hiếm trong nước và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu hợp pháp của các quốc gia khác, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong và ngoài nước".

Tuy nhiên, John Seaman viết tại IFRI, chuyên gia người Pháp, còn cho rằng lý do Trung Quốc thúc đẩy ngành công nghiệp đất hiếm không chỉ là làm chủ sản xuất tài nguyên và phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước. Đây còn là cách để nước này tăng cường kiểm soát ngành công nghiệp mang lại giá trị gia tăng vốn phụ thuộc vào loại chất chiến lược này.

Trong khi đó, làn sóng chống đối từ các nhà máy chất hiếm ở Myanmar cũng mang lại áp lực mới với Trung Quốc. Quốc gia Đông Nam Á này kiên quyết đóng cửa biên giới với Trung Quốc và đình chỉ xuất khẩu quặng đất hiếm do quan ngại về vấn đề môi trường. 

"Vũ khí" đậu nành

Loại thức ăn gia súc này đang trở thành hạng mục quan trọng trong cuộc đàm phán Mỹ - Trung. Trung Quốc từng là nhà nhập khẩu đậu nành quan trọng nhất của Mỹ. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh chuyển hướng nhập khẩu từ Brazil, nhà xuất khẩu đậu nành thứ 2 thế giới sau Mỹ đã thổi bùng quan hệ căng thẳng hai nước. 

cac loai vu khi tai nguyen trong nam 2019 anh 3

Mỹ - Trung ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, trong đó có điều khoản Trung Quốc phải tăng cường mua vào đậu nành từ Mỹ. Ảnh: Reuters.

Giá đậu nành đầu tháng này đang được giao dịch ở mức 9 USD/giạ, giảm 9% so với 2 năm trước, thời điểm trước khi thương chiến Mỹ - Trung bùng phát.

“Sự bế tắc trong quan hệ thương mại hai nước vẫn tiếp diễn trong năm 2020, điều này sẽ lại gây áp lực lên giá đậu nành”, Yorori dự đoán.

Dầu cọ chính thức trở thành vũ khí thương mại

Tại châu Á, chủ nghĩa dân tộc tài nguyên thực sự nổi lên ở châu Á trong năm qua. Điển hình là việc Ấn Độ đã đình chỉ nhập khẩu dầu cọ từ Malaysia để phản ứng với việc Kuala Lumpur chỉ trích hành động của New Delhi ở khu vực tranh chấp Kashmir. Trước đó, Ấn Độ cũng từng là nhà nhập khẩu dầu cọ lớn nhất của Malaysia, trong khi Malaysia cùng với nước láng giềng Indonesia đang cung cấp tới 90% tổng giá trị dầu cọ toàn cầu.

Ngoài ra, do lo ngại tình trạng phá rừng, một đối tác nhập khẩu quan trọng khác của nước này là Liên minh châu Âu cũng có thể sẽ tiến tới dừng hoàn toàn nhập khẩu dầu cọ tới năm 2030.

Tuy nhiên, bất chấp những bóng đen bủa vây, giá dầu cọ đã vẫn chạm mức cao nhất trong vòng 2 năm qua vào hồi đầu tháng này khi mức sản xuất của Malaysia giảm trong khi nhu cầu của Trung Quốc tăng vọt. Quốc gia tỷ dân đang tìm kiếm sản phẩm thay thế cho dầu đậu nành bởi lệnh hạn chế nhập khẩu sản phẩm này từ Mỹ.

Do đó, Yorori cho rằng giá dầu cọ trong năm 2020 vẫn duy trì đà tăng giá do "Trung Quốc sẽ tăng cường mua vào nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu đậu nành".

Ngoài ra, việc siết chặt khai thác quặng của Indonesia cũng khiến thị trường niken lao đao. Nước này hiện là nhà cung cấp quặng niken lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hồi tháng 9, chính phủ nước này ra tuyên bố sẽ bắt đầu cấm xuất khẩu quặng niken từ tháng 1 tới nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp tinh chế riêng, từ đó khai thác nhiều giá trị gia tăng từ nguồn tài nguyên này. Giá niken vọt lên mức cao nhất trong vòng 5 năm sau thông báo trên.  

Akio Shibata, người đứng đầu Viện nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản nhận định “Nguy cơ hàng hóa gia tăng bất ổn do chủ nghĩa dân tộc tài nguyên gia tăng”.

Hiểm họa thiên nhiên, dịch bệnh

Ngoài ra, Shibata cũng chỉ ra sự bất ổn giá cả hàng hóa còn do hiểm họa nóng lên toàn cầu. Năm 2019, hạn hán ở Australia và Thái Lan làm suy giảm đáng kể sản lượng 2 loại ngũ cốc quan trọng là lúa mì và gạo. "Năm 2020, chúng ta sẽ tiếp tục phải chứng kiến sự biến động của hàng hóa do các rủi ro môi trường”, Shibata nhận định.

Một rủi ro khác là an ninh lương thực cũng gây bất ổn hàng hóa, điển hình là dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành ở một số nước. Trung Quốc, nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới đang đối mặt với những cuộc khủng hoảng thịt lợn và giá cả lạm phát tăng vọt do đại dịch bùng phát.

Chenjun Pan, chuyên viên phân tích cao cấp thuộc công ty Rabobank ước tính rằng đại dịch “Ebola” trên lợn đã giết chết ít nhất 55% đàn lợn. Bình quân, thế giới có khoảng 400 triệu con/năm, như vậy đã có khoảng hơn 200 triệu con lợn đã bị chết do dịch tả châu Phi hoành hành.

cac loai vu khi tai nguyen trong nam 2019 anh 4

Dịch bệnh tả châu Phi khiến đàn lợn thế giới sụt giảm mạnh, nguy cơ an ninh lương thực, lạm phát kinh tế tăng cao. Ảnh: Getty.

Chenjun Pan ước tính trong năm 2020, dịch bệnh này sẽ tiếp là mối đe dọa nghiêm trọng… Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các biện pháp và điều chỉnh…, tăng cường nhập khẩu và kiểm soát giá cả

Vàng tăng giá

Khi cơn bất ổn về hàng hóa bùng nổ, lẽ tất yếu là cơ hội tăng trưởng cho các tài sản trú ẩn khác, trong đó có vàng. Giá vàng đã tăng tới 14% từ hồi đầu năm và đạt mức cao kỷ lục trong vòng 6 năm qua vào tháng 8/2019.

Itsuo Toshima, nhà phân tích thị trường vàng tại Toshima & Associates, cho rằng lực cầu còn yếu ở châu Á vẫn có thể làm hạ giá vàng trong năm 2020.

Tại Ấn Độ, thị trường vàng lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, người mua đang kiềm chế và tăng cường bán ra khi giá tăng. Xu hướng ngược chiều này khiến cho mức chênh giá cả giữa thị trường Mumbai và London dãn rộng. Toshima nhận định xu hướng này càng khiến cho giá vàng có khuynh hướng đi xuống.

Ngoài ra, cuộc biểu tình chính trị ở Hong Kong từ hồi tháng 6 năm nay cũng khiến giá vàng giảm xuống do người dân hạn chế mua đồ trang sức, mặt hàng xa xỉ.

Tập đoàn trang sức Chow Tai Fook có trụ sở tại Hong Kong vào tháng 11 cho biết doanh số tiêu thụ các cửa hàng lao dốc tới 27,5% so với nửa đầu năm 2019.

Tuy nhiên, Toshima cũng đưa ra những lực lượng có thể thúc đẩy giá vàng, bao gồm sự kiện bầu Tổng thống Mỹ 2020 và đặc biệt là sự bất ổn từ cuộc chiến thương mại. “Nếu thương chiến kéo dài, người đầu tư sẽ đổ xô vào vàng hơn”, Toshima phân tích.

Mặt khác, không thể bỏ quan vai trò của ngân hàng trung ương Trung Quốc. Toshima cho biết Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tăng cường mua vào tích trữ vàng nhằm "giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD trong cuộc chiến thương mại với Mỹ". Do đó, "Trung Quốc sẽ tiếp tục mua vàng đều đặn, và điều này sẽ gây tác động lâu dài đến thị trường vàng”, Toshima nhận định.

An Chi

Bạn có thể quan tâm