FBI coi việc thay đổi mật khẩu vào phút cuối và Adams "mất trí nhớ" cho thấy ông đang che giấu tội ác. Ảnh: CNP. |
Tháng 11/2023, Thị trưởng New York Eric Adams bị nhân viên FBI chặn ngay trên đường sau khi tham dự một sự kiện công khai. Ban đầu, ông khẳng định mình "không có gì phải che giấu" và cam kết sẽ hợp tác.
Tuy nhiên, vụ án dần trở nên phức tạp khi Adams đã giao nộp cho FBI 2 chiếc điện thoại. Nhưng cả 2 đều không phải là thiết bị ông sử dụng để "liên lạc về các hành vi vi phạm trong bản cáo trạng”, theo lời của các công tố viên.
Ngày hôm sau, Adams mang điện thoại cá nhân tới FBI theo yêu cầu, nhưng thiết bị đã bị khóa. Vị thị trưởng nói mình không thể nhớ mật khẩu dù mới được đặt chỉ một ngày trước đó. Cho đến tận bây giờ, tức là gần một năm sau, FBI vẫn chưa thể mở khóa được chiếc điện thoại này.
Đổi mật khẩu ngay trước ngày bị bắt
Theo các tài liệu từ tòa án, Adams nói ông đã thay đổi mật khẩu ngay sau khi biết về cuộc điều tra. Lo sợ rằng dữ liệu trên điện thoại có thể bị các thành viên trong đội ngũ xóa, ông đã thay đổi mật khẩu từ 4 chữ số lên 6 chữ số để “bảo mật thông tin quan trọng”. Tuy nhiên, vào ngày hôm sau, ông đã không thể nhớ mật khẩu này.
Điều này khiến không ít người nghi ngờ về tính trung thực trong lời khai của Adams. Công tố viên Hagan Scotten gọi đây là một “nước cờ khó lường” của Adam, có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến diễn biến của vụ án.
Trong một phiên điều trần tại tòa án liên bang Manhattan, Scotten nhấn mạnh, “Việc giải mã luôn sẽ bắt kịp với mã hóa, nhưng chúng ta không biết được điều gì cho đến khi có thể truy cập vào thiết bị”.
Thị trưởng New York Eric Adams nói "quên mật khẩu điện thoại". Ảnh: YouTube. |
Song, các chuyên gia đánh giá việc giải mã chiếc điện thoại của Adams không hề dễ dàng. Theo tờ New York Post, có những trường hợp FBI đã phá khóa các thiết bị tương tự bằng công nghệ từ công ty Cellebrite của Israel, nhưng điện thoại cá nhân có lớp mã hóa mạnh của Adams vẫn là một “thử thách lớn”.
Adams khẳng định việc quên mật khẩu chỉ là một sự cố ngoài ý muốn. Nhưng với những cáo buộc xung quanh việc ông tham gia vào các hành vi tham nhũng liên quan đến các khoản hối lộ từ các nguồn nước ngoài, việc này khiến dư luận không khỏi hoài nghi.
Đây cũng chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Bên cạnh việc Adams "quên" mật khẩu, bản cáo trạng dài 57 trang đưa ra hàng loạt bằng chứng cho thấy các cộng sự của ông đã cố tình che giấu hành vi phạm tội.
Trong một lần phỏng vấn với FBI, một nhân viên của Adams đã xin phép ra ngoài để vào phòng tắm. Tại đó, bà đã xóa các ứng dụng nhắn tin mã hóa mà bà từng dùng để liên lạc với Adams và các đối tác khác.
Trong đó có quan chức người Thổ Nhĩ Kỳ và một quản lý hàng không. Bản thân Adams cũng từng yêu cầu một nhân viên khác “xóa hết tất cả các tin nhắn gửi cho tôi” với lời nhắn ngắn gọn: "Nhớ phải luôn làm thế”.
Khó khăn của FBI
Theo cáo trạng, những người xung quanh Adams đã tổ chức các buổi gây quỹ được cho là hợp pháp. Nhưng thực tế chúng là phương tiện để nhận các khoản tài trợ nước ngoài bất hợp pháp từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Một người tổ chức sự kiện thậm chí còn tạo ra một bài thuyết trình PowerPoint giả mạo, che đậy bản chất thật sự của sự kiện là buổi gây quỹ cho chiến dịch tranh cử của Adams vào năm 2025. Một chi tiết quan trọng khác là trong các cuộc gặp quan trọng về các vấn đề liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, Adams và các cộng sự của ông đã để điện thoại bên ngoài phòng họp nhằm tránh bị ghi lại nội dung trò chuyện.
Việc Adams không thể cung cấp mật khẩu cho điện thoại đã dấy lên nhiều nghi ngờ. Liệu đây có thực sự là một sự cố tình cờ hay là một cách để cản trở cuộc điều tra của FBI? Trong các vụ án trước đây, đã có nhiều tranh cãi xung quanh việc bị cáo có quyền từ chối cung cấp mật khẩu điện thoại.
Thị trưởng Eric Adams rời tòa án liên bang ngày 2/10. Ảnh: Hell Gate. |
Một số tòa án đã phán quyết rằng quyền giữ im lặng theo Tu chính án thứ 5 của Hiến pháp Mỹ quy định các điều tra viên không thể buộc nghi phạm tiết lộ mật khẩu điện thoại.
Mật mã điện thoại thường được coi là một dạng bằng chứng “chứng thực” (testimonial evidence) vì chúng yêu cầu một người tiết lộ suy nghĩ của mình. Nhưng nếu Face ID hoặc Touch ID được bật trên thiết bị của Adams, FBI có thể mở khóa điện thoại của anh ta bằng sinh trắc học. Đây vốn thường không được coi là một dạng bằng chứng chứng thực.
Đây không phải lần đầu FBI cần xử lý một chiếc iPhone bị khóa mã. Họ chỉ cần có công cụ phù hợp. Sau khi các điều tra viên ở Pittsburgh không đột nhập được vào điện thoại của kẻ xả súng trong cuộc vận động của ông Trump, họ đã gửi thiết bị này đến phòng thí nghiệm của FBI ở Quantico, Virginia.
Các đặc vụ đã bẻ khóa nó trong vòng chưa đầy một giờ. Các điều tra viên đã sử dụng một công cụ chưa được phát hành của công ty Cellebrite của Israel để mở khóa điện thoại của kẻ xả súng.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói với tờ New York Post rằng việc đột nhập vào điện thoại của Adams với FBI là “khó khăn vô cùng”.
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn