Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vụ 11/9 gây chấn động, đại dịch không một tiếng nổ nhưng tàn khốc hơn

Gần hai thập kỷ sau khi Tòa tháp đôi tại Manhattan sụp đổ trước vụ tấn công khủng bố kinh hoàng 11/9, đại dịch Covid-19 lại một lần nữa thử thách ý chí của người dân New York.

Vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 vào Trung tâm Thương mại Thế giới đã khiến gần 3.000 người thiệt mạng và gây một cơn sốc lớn đối với thành phố này và cả thế giới về mức độ tàn phá của nó.

So với vụ tấn công đột ngột cách đây 19 năm, người dân New York giờ đây cho rằng Covid-19, đại dịch đã giết chết khoảng 16.000 người tại thành phố này, là một "căn bệnh ung thư chậm".

"Ngày 11/9 được cho là ngày đen tối nhất của New York với thế hệ này", thống đốc bang New York Andrew Cuomo nói trong một cuộc họp báo gần đây.

Nhưng với sự lây lan của virus, thống đốc cho biết "không có tiếng nổ nào, nhưng đó là một vụ nổ thầm lặng len lỏi trong toàn xã hội".

"...Với cùng một tính chất ngẫu nhiên, cùng một sự tàn nhẫn”, thống đốc New York nói thêm.

dai dich COVID-19,  tam dich New York,  virus corona,  tinh hinh My anh 1

Quảng trường Thời đại tại New York vắng bóng người khi thành phố này trở thành tâm dịch Covid-19 tại Mỹ. Ảnh: Bloomberg.

“Ung thư chậm”

Giống như ông Cuomo, nhiều người New York đã nhìn về hệ quả của 11/9 nhằm so sánh với sự lây lan nhanh chóng của virus corona, loại virus viêm phổi tàn phá thành phố đông đúc và là ngôi nhà của khoảng 8 triệu người này.

Maggie Dubris, một cư dân tại Manhattan đồng thời là nhân viên y tế làm việc trong đội cứu thương được cử đến Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 11/9/2001, từng nghĩ rằng cô đã trải qua "thảm họa lớn nhất trong đời tôi". Nhưng đại dịch khiến cô khiếp sợ hơn nhiều.

"Sau vụ Trung tâm thương mại, bạn biết mình sẽ sống sót", cư dân Manhattan nói với AFP. "Tôi được thấy mọi người ở đó, họ đoàn tụ, gặp nhau, ôm nhau".

Nhưng với đại dịch virus corona, "bạn không thể chạm vào bất cứ ai và bạn không biết ai mới sống sót, chúng tôi không hề biết điều gì sẽ đến tiếp theo".

Susan Barnett, một cư dân tại New York từng làm tin tức về vụ tấn công 2001 với tư cách nhà sản xuất chương trình tại đài ABC, cũng chia sẻ suy nghĩ với Dubris. "11/9 gây sốc, còn với đại dịch tôi thấy kinh khủng hơn nhiều vì nó gây hậu quả toàn cầu", cô nói.

"Giờ tôi cảm thấy sợ hơn, chuyện này ảnh hưởng đến toàn cầu và có thể để lại những hệ quả tuyệt đối thảm khốc đối với sức khỏe và mạng sống của con người", Barnett, hiện làm việc cho một tổ chức giúp đỡ phi lợi nhuận hỗ trợ các bệnh viện tại các nước đang phát triển, chia sẻ.

Dubris và Barnett đều sống trong các khu phố từng chìm trong khói mù mịt và phải đóng cửa đối với những người không phải công dân Mỹ trong nhiều tuần sau các cuộc tấn công 11/9/2001.

Cả hai người phụ nữ đều thấy sự tương đồng giữa bi kịch đã thay đổi hoàn toàn thời đại này và cuộc khủng hoảng virus corona hiện tại. Mỗi khi nghe đám đông vỗ tay để cổ vũ những nhân viên y tế vào lúc 19h mỗi tối, họ đều hồi tưởng về những lời cổ vũ năm xưa dành cho các nhân viên cứu hộ khi tiến tới tòa Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) và dành cho cả những người ủng hộ thức ăn cho họ.

dai dich COVID-19,  tam dich New York,  virus corona,  tinh hinh My anh 2

Hơn 150.000 người đã nhiễm virus và gần 17.000 người tử vong vì SARS-CoV-2. Một bức ảnh từ trên không cho thấy các thi thể đang được chôn tại đảo Hart, New York. Ảnh: Reuters.

Trong một lần bước ra ngoài hiếm hoi ở Manhattan vắng vẻ, Dubris băng qua những chiếc xe tải đông lạnh được sử dụng làm nhà xác tạm thời.

"Tôi nhớ tới những nhà xác được dựng lên dưới chân WTC," cô nói. "Vẫn là cảm giác cũ ấy, rằng một cái gì đó khủng khiếp, gây ra nhiều thương vong, đã xảy ra".

Phải thật "kiên cường" để tồn tại ở New York

Dù vậy, hai thảm họa chắc chắn có sự khác biệt rõ ràng.

Ken Paprocki, một nhiếp ảnh gia từng làm tiếp viên hàng không quốc tế trước khi sự kiện 11/9 xảy ra, đã gọi cho cuộc tấn công là "một tia sét, trong đó tâm trí con người không thể theo kịp tốc độ của các sự kiện đang diễn ra".

Nhưng sự lây lan của virus corona lại giống như một "căn bệnh ung thư chậm", ông nói. Paproki gọi nó là "máy lăn nhựa đường", một thứ mà “dù bạn thấy nó đến rất chậm nhưng vẫn chẳng thế đẩy nó ra”.

Paprocki xúc động trước sự đoàn kết của dân New York sau vụ tấn công 11/9. Lần này, điều đó đã không khiến ông ấn tượng.

Theo Paprocki, ông đã chứng kiến những người nói dối tuổi tác, khẳng định minh là người già để tránh phải xếp hàng ở các siêu thị, hay những người ném găng tay và khẩu trang đã qua sử dụng lên vỉa hè. "Con người đang hành động ích kỉ vì lợi ích bản thân", ông nói.

Thành phố đông dân nhất nước Mỹ không xa lạ gì với thảm kịch, và đối với Barnett, người từng trải qua cơn bão Sandy tàn khốc năm 2012, người dân New York "rất giỏi đối phó với những cuộc khủng hoảng".

"Tôi nghĩ điều thu hút mọi người đến New York và khiến họ sợ New York là ở đây bạn phải thật ‘rắn’", ông Barnett nói.

dai dich COVID-19,  tam dich New York,  virus corona,  tinh hinh My anh 3

Thành phố đông dân nhất nước Mỹ không xa lạ gì với thảm kịch. Trong ảnh, một nhân viên y tế đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ đang dừng lại sau khi đưa một thi thể lên xe đông lạnh tại Trung tâm y tế Wyckoff Heights, New York. Ảnh: AP

"Sẽ có những người bị thu hút bởi sự tuyệt vời, đa văn hóa, sôi động nơi thành phố này", cô nói.

"Còn những người như chúng tôi đã ở đây trong một thời gian dài, chúng tôi nguyện sống với nó, chúng tôi là những người sẽ chiến đấu với những khó khăn".

Sự kiên cường này đã trở thành niềm tự hào của người New York. Có thể thấy các hashtag #NewYorkStrong và #NewYorkTough (tạm dịch: #NewYorkMạnhmẽ và #NewYorkKiêncường) đang lan truyền mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội khi thống đốc bang New York Andrew Cuomo và Thị trưởng New York Bill de Blasio khẳng định rằng thành phố sẽ bật dậy mạnh mẽ hơn sau đại dịch.

Sau vụ khủng bố 11/9, New York "bị đánh bầm dập" nhưng "đã lớn lên", ông Cuomo nói.

"Bạn nhận lấy khoảnh khắc ấy, học bài học của mình và cải thiện xã hội - và bạn phải làm điều đó ở đây".

Thi thể được đưa vào xe tải đông lạnh gần bệnh viện ở New York Hàng chục xe tải đông lạnh được triển khai gần các bệnh viện ở thành phố New York hôm 1/4 khi số người chết vì virus corona tăng lên 2.219 người.

Thống đốc Cuomo rơi lệ sau khi New York được tặng 1 chiếc khẩu trang

Bang New York là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì Covid-19 trên toàn nước Mỹ, và tất cả các sự giúp đỡ đều được trân trọng, dù chỉ là một chiếc khẩu trang đơn lẻ.

Tỷ lệ có kháng thể cao ở New York là hy vọng cho ‘miễn dịch bầy đàn’?

Nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm Covid-19 cao hơn đã ghi nhận, vì vậy gần hơn so với “miễn dịch bầy đàn”. Tuy nhiên, điều này khó xác định vì xét nghiệm gặp trở ngại.

An Nguyễn

Bạn có thể quan tâm