Bên cạnh tính năng tài khoản định danh eKYC, ngân hàng triển khai nhiều dịch vụ phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ duy trì hoạt động kinh doanh.
Nâng cao trải nghiệm mở tài khoản
Theo giới phân tích, tài khoản định danh eKYC được xem là "chìa khóa" giúp ngân hàng nâng cao trải nghiệm, dịch vụ. Khách hàng không phải xếp hàng chờ đợi hay điền nhiều biểu mẫu, giấy tờ mà có thể định danh từ xa bằng phương thức điện tử.
Ông Đào Gia Hưng - Phó giám đốc khối Khách hàng SME VPBank - cho biết, với công nghệ eKYC, người dùng chỉ cần truy cập địa chỉ website, đăng tải hồ sơ, chứng từ trực tuyến và sử dụng chữ ký điện tử của chủ doanh nghiệp. Từ đó, hệ thống ngân hàng đọc thông tin, kiểm tra mức độ trùng khớp. Tất cả quy trình xác minh và cấp tài khoản nhanh chóng, doanh nghiệp SME có thể giao dịch ngay với tổng hạn mức đến 900 triệu đồng/ngày.
Tài khoản định danh giúp SME tiếp cận các dịch vụ ngân hàng nhanh chóng. |
Việc triển khai eKYC góp phần hạn chế rào cản về địa lý, trở ngại trong tiếp cận dịch vụ tài chính, cho giao dịch an toàn, giảm tiếp xúc khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Ông Hưng chia sẻ thêm, đây là hệ thống không giấy tờ, thay thế nhu cầu quản lý tài liệu bản cứng thông thường. Qua đó, ngân hàng góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, hệ thống bảo mật dữ liệu khách hàng tốt hơn, giảm tình trạng thất lạc tài liệu, giúp doanh nghiệp an tâm khi giao dịch. Đến hết tháng 7, hơn 1.000 khách hàng SME đăng ký mở tài khoản doanh nghiệp tại VPBank theo hình thức eKYC.
Nhằm khuyến khích khách hàng, từ nay đến hết 31/12, VPBank miễn phí dịch vụ Internet banking như chuyển khoản online, SMS, thanh toán lương, chuyển tiền quốc tế, phát hành thư tín dụng online… Bên cạnh đó, 500 doanh nghiệp đăng ký đầu tiên nhận tài khoản số đuôi 666 hoặc 888 trị giá 3,3 triệu đồng; một gói hóa đơn điện tử 750.000 đồng; khóa học CEO toàn diện 7 triệu đồng.
Tăng cạnh tranh nhờ chuyển đổi số
Đại diện VPBank cho biết, để nâng cao trải nghiệm công nghệ tài chính, VPBank "xuất xưởng" thêm 2 dịch vụ số tiện lợi cho doanh nghiệp là vay thấu chi online 100%, giải ngân khoản vay 100% online. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ có lịch sử giao dịch tín dụng tốt tại ngân hàng được cấp hạn mức vay tín chấp theo hình thức thấu chi, không cần tài sản đảm bảo.
Doanh nghiệp truy cập website, chọn "Thấu chi doanh nghiệp" và hoàn thiện 4 bước kê khai. Sau đó, VPBank nhận hồ sơ, duyệt và cấp hạn mức nếu thỏa mãn điều kiện. Toàn bộ quá trình diễn ra online trong khoảng 2 giờ, hạn mức thấu chi không tài sản bảo đảm có thể đến 500 triệu đồng.
Trường hợp doanh nghiệp đã ký hợp đồng tín dụng cho vay với VPBank sẽ chọn mục "Giải ngân online" tại website trên, thực hiện theo 4 bước đơn giản để được xem xét hồ sơ. Nếu đạt yêu cầu, nhà băng giải ngân online trong 1-2 giờ làm việc. Tại từng bước, ngân hàng đều thông báo qua email và tin nhắn để doanh nghiệp nắm thông tin về khoản vay.
Quá trình vay và giải ngân cho SME được VPBank thực hiện online. |
Ông Đào Gia Hưng nhận định, hai dịch vụ cho SME mang tính đột phá. Theo quy trình thông thường, doanh nghiệp phải ra quầy giao dịch để nộp hồ sơ, đồng thời chờ đợi vài ngày gây ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh. Dịch vụ mới giải quyết yêu cầu trong ngày, không tốn nhiều công sức và thời gian.
"Các ngân hàng phải chuyển mình liên tục theo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phục vụ khách hàng tốt hơn và tránh tụt hậu. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các sản phẩm này của VPBank càng thêm ý nghĩa khi giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa duy trì hoạt động kinh doanh, hạn chế nguy cơ lây nhiễm", ông Đào Gia Hưng nói.
Tính đến 31/7, ngân hàng ghi nhận 450 khách đăng ký vay thấu chi online, 890 SME được giải ngân trực tuyến trong ngày.
Bình luận