Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Vòng tròn bất tử' Gạc Ma - trang sử bi tráng của dân tộc

Ngày 14/3/1988, các chiến sĩ Hải quân Việt Nam hiên ngang đứng thành vòng tròn bảo vệ Quốc kỳ trên đá Gạc Ma trước quân xâm lược, "Vòng tròn bất tử" ấy được tái hiện ở Khánh Hòa.

Tuong da Gac Ma anh 1
Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma được xây dựng tại bán đảo Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) để tưởng nhớ 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hy sinh tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tuong da Gac Ma anh 2
Khu tưởng niệm do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động xây dựng từ tháng 3/2015 để ghi nhớ công lao các chiến sĩ hy sinh bảo vệ Tổ quốc.
Tuong da Gac Ma anh 3
Kinh phí để xây dựng khu tưởng niệm hơn 130 tỉ đồng, trên diện tích hơn 2,5 ha ở TP Cam Ranh. Sau hơn 2 năm khởi công, khu tưởng niệm dần hình thành.
Tuong da Gac Ma anh 4
Ngoài việc ghi nhớ công lao các chiến sĩ, khu tưởng niệm còn là nơi để người dân đến thăm quan, ôn lại trang lịch sử bi hùng của dân tộc về Gạc Ma.
Tuong da Gac Ma anh 5
Cụm tượng đài cao 12 m (chưa tính đế), bề ngang 12 m, bán kính 7 m, với hình tượng những chiến sĩ hải quân, nổi bật là người lính giữ vững ngọn cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma năm 1988.
Tuong da Gac Ma anh 6
Cụm tượng đài có 4 mặt, khắc họa hình ảnh các chiến sĩ anh dũng, vững tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.
Tuong da Gac Ma anh 7
Hình ảnh bi tráng của những chiến sĩ hải quân hy sinh ở Trường Sa năm 1988 được tôn vinh là “Vòng tròn bất tử”.
Tuong da Gac Ma anh 8
Những ngày này, nhiều cựu binh từng chiến đấu ở Gạc Ma và các đảo ở Trường Sa về Cam Ranh để thắp nén nhang, tri ân những chiến sĩ. "Mong các anh yên nghỉ, Tổ quốc, chúng tôi không bao giờ quên các anh", một cựu binh nói khi thắp nén nhang trước tượng đài.
Tuong da Gac Ma anh 9
"Chúng tôi nguyện noi gương các anh, bảo vể chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc", đại tá Phạm Văn Hoạt, Lữ trưởng Lữ 162 (Vùng 4 hải quân) xúc động nói.
Tuong da Gac Ma anh 10
Ông Đặng Ngọc Tùng, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết khu tưởng niệm các chiến sĩ ở Gạc Ma để nhắc nhở chúng ta về một thời kỳ hào hùng trong cuộc chiến bảo vệ Tổ Quốc. "Chúng ta không được phép quên, các chiến sĩ sẽ sống mãi trong lòng dân tộc, trong mỗi con người Việt Nam. Thế hệ trẻ khi đến khu tưởng niệm sẽ hiểu lòng dũng cảm, quyết hy sinh chứ không để một tấc đất nào của Tổ quốc cho kẻ thù", ông Tùng nói.
Tuong da Gac Ma anh 11
Những vòng hoa của các cựu binh một thời anh dũng bảo vệ Tổ quốc.
Tuong da Gac Ma anh 12
Theo Liên đoàn Lao động Việt Nam, những hạng mục cuối cùng đang được gấp rút thi công. Dự kiến khu tưởng niệm sẽ hoàn thành vào ngày 27/7. "Lễ khánh thành sẽ được tổ chức trang trọng, đúng với ý nghĩa của khu tưởng niệm", đại diện Liên đoàn Lao động Việt Nam thông tin.
Tuong da Gac Ma anh 13
Toàn cảnh khu tưởng niệm sau khi hoàn thành.

Trong các tài liệu của Hải Quân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền 88).

Theo đó, trong 2 tháng đầu năm 1988, sau khi chiếm giữ trái phép các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven, Trung Quốc tiếp tục thực hiện mưu đồ thôn tính 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

Ngày 4/3/1988, Hải quân ta xác định Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và Gạc Ma.

6h ngày 14/3/1988, tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo. Sau đó Trung Quốc nổ súng, thực hiện cuộc thảm sát bộ đội ta và xâm chiếm Gạc Ma từ đó đến nay.

Ký ức dưới làn đạn xối xả ở Gạc Ma của ông chủ quán phở Trường Sa

Sau 29 năm đảo đá Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép, cựu binh Lê Minh Thoa lúc nào cũng đau đáu ước mong hài cốt đồng đội hy sinh sớm được đưa về.

Nghiệm thu tượng đài tưởng niệm chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma

Khu tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma (huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa) đang bước vào giai đoạn cuối. Dự kiến đến ngày 14/3 hoàn thành.



An Bình - Hoài Thanh

Bạn có thể quan tâm