Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vỡ mộng 'vàng trắng'

Hơn 10 năm thực hiện chủ trương người dân góp đất trồng cao su ở tỉnh Lai Châu, những rừng cao su đã cho sản phẩm nhưng đời sống người dân vẫn chưa được cải thiện.

Ông Lò Văn Khén, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Vàng Râu, xã Mường So huyện Phong Thổ thăm vườn cao su.

Mỗi héc ta đất được chia hơn 1 triệu đồng/năm

Dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn cao su tại bản Nà Tăm 1 (xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ), ông Tao Văn Khằm, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Nà Tăm 1 cho biết, thực hiện chủ trương góp vốn bằng quyền sử dụng đất thực hiện Dự án phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu, từ năm 2007 nhiều hộ dân trong thôn đã nhiệt tình tham gia. Trong thôn có 76 hộ dân thì có 40 hộ tham gia góp đất trồng cao su với tổng diện tích hơn 90 ha. Ngoài ra, đất thuộc sở hữu chung của tập thể bản Nà Tăm 1 là 66 ha cũng được góp vào dự án. Khi đó, phương án phân chia sản phẩm cho hộ gia đình, cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất bằng 10% giá trị sản phẩm mủ cao su trên vườn khai thác.

“Khi có chủ trương, gia đình tôi góp hơn 6 ha đất, đến năm 2020 thì nhận được tiền chi trả. Năm 2023, gia đình được chi trả hơn 10 triệu đồng (tức mỗi ha đất được trả hơn 1,6 triệu đồng/năm). Tôi đề nghị Cty CP Cao su Lai Châu tăng thêm % tỷ lệ chia theo góp đất. Nếu không tăng giá trị góp đất, chúng tôi sẽ lấy lại đất khi hết hợp đồng”, ông Khằm nói.

Ngoài ra, người dân ở bản Nà Tăm 1 cho biết, kể từ khi góp đất đến nay, Cty CP Cao su Lai Châu cũng chưa trả hợp đồng lại cho họ. Trong khi đó, phương án chi trả giá trị sản phẩm mủ cao su gửi cho các hộ dân góp đất ở bản Nà Tăm 1 cũng khá đơn giản, chỉ có họ tên, năm góp đất, diện tích và số tiền được lĩnh. Trong khi đó, số lượng mủ cao su được khai thác trên mỗi ha đất không được công khai để so sánh. Theo ông Khằm, hiện nay với mức chi trả như trên không thể đảm bảo được đời sống gia đình ông với 9 nhân khẩu. Trong khi đó, so với 5 sào (5.000 m2) đất còn lại, gia đình ông đang trồng hơn 200 gốc mít, mỗi năm cho thu nhập từ 30-40 triệu đồng.

Thu nhập rất thấp so với cây trồng khác

Ông Lò Văn Sâu, Chủ tịch UBND xã Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ) cho biết, xã Nậm Tăm có 1.160ha đất người dân góp với Cty CP Cao su Lai Châu. “Nếu so sánh với các cây trồng khác, cây cao su chưa mang lại hiệu quả như người dân mong muốn. Với 10% được chi trả góp đất, mỗi ha cao su người dân được trả khoảng gần 2 triệu đồng/năm, không bằng trồng cây ngắn ngày”, ông Sâu nói. Theo ông Sâu, trước đây, bà con nhân dân tham gia làm công cho Cty cao su, lương cơ bản đảm bảo, tuy nhiên, nhiều người đã nghỉ vì công việc quá vất vả.

Một số xã của huyện Phong Thổ cũng trong tình trạng tương tự. Ông Lò Văn Khén, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Vàng Râu, xã Mường So cho hay, gia đình ông cũng góp 1,6 ha đất vào để trồng cao su. Năm 2023, gia đình ông được chi trả chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng tiền lợi tức. Trong khi đó, với 5.000 m2 trồng lúa, gia đình đang ông đang canh tác, mỗi vụ cho thu hoạch khoảng 100 bao (35 kg/bao) tương đương khoảng 32 triệu đồng. Như vậy, với hai vụ lúa/năm, gia đình cũng thu được trên 60 triệu đồng. Trừ chi phí (80%), gia đình cũng thu nhập được 12 triệu đồng/5.000 m2/năm (tính ra khoảng 24 triệu đồng/ha/năm), cao hơn góp đất trồng cao su.

Trao đổi với phóng viên, ông Lò Văn Thương, Phó TGĐ Cty CP Cao su Lai Châu cho biết, từ năm 2007, địa bàn tỉnh Lai Châu có 5.400 hộ dân tham gia góp đất được hơn 8.600 ha vào Cty nhưng có hơn 1.700 ha nằm ở khe suối, nơi có độ dốc cao... không thể trồng cao su được. Theo ông Thương, năm 2023, trung bình mỗi ha cao su cho khai thác được khoảng hơn 1 tấn mủ. Sở dĩ, sản lượng thấp là do thực tế đồi, khe, dốc, không thể trồng 500 cây/ha như dự tính ban đầu. Hơn nữa, quá trình chăm sóc có cây chết, dù được trồng dặm nhưng phát triển không đồng đều. “Hàng năm, chúng tôi đều báo cáo sản lượng khai thác với UBND tỉnh Lai Châu. Hàng tháng các nông trường đều báo cáo sản lượng, trên cơ sở đó, Cty làm báo cáo tỉnh, huyện”, ông Thương cho biết. “Sau khi tính toán, trừ chi phí vận hành doanh nghiệp, vận chuyển… còn bao nhiêu, chúng tôi chia đều trên toàn bộ diện tích và thống nhất được tiền chi trả 10% người dân góp đất được hưởng. Do sản lượng thấp và giá bán trên thị trường hiện nay chỉ được khoảng 33 triệu đồng/tấn, trừ chi phí chỉ còn khoảng 24 triệu/tấn. Vì thế, phần chi trả 10% lợi nhuận từ góp đất cho người dân cũng thấp”, ông Thương cho biết.

Đối với hợp đồng đã ký kết với người dân, ông Thương cho hay, công ty đang làm các thủ tục, hồ sơ góp đất và đang trả đến từng hộ dân. Phương án phân chia sản phẩm cho hộ gia đình, cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất bằng 10% giá trị sản phẩm mủ cao su trên vườn khai thác là do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam xây dựng thỏa thuận, ghi nhớ với tỉnh Lai Châu từ ban đầu, không thể thay đổi. Sau khi kết thúc chu kỳ khai thác của cây cao su, Tập đoàn không làm chu kỳ tiếp theo, không thỏa thuận được với người dân thì sẽ trả lại đất cho người dân”, ông Thương cho biết.

Tỉnh Lai Châu có trên 13.000 ha diện tích cao su đại điền (lớn nhất 3 tỉnh Tây Bắc) do 3 công ty cao su (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) quản lý, khai thác.

Phát hiện rùa núi vàng quý hiếm ở Hà Tĩnh

Trong lúc đi làm rẫy, người dân ở Hà Tĩnh phát hiện rùa núi vàng quý hiếm và bàn giao cho kiểm lâm để thả về môi trường tự nhiên.

Một công ty ở Đồng Nai tặng hơn 2.300 chỉ vàng cho công nhân

Một công ty ở Đồng Nai vừa tặng nhẫn vàng 9999 cho 64 công nhân có 5 năm gắn bó. Tổng số mà công ty tặng người lao động từ năm 2016 đến nay là hơn 2.300 nhẫn.

Làm rõ clip cô gái bị ‘vong nhập’ trong khóa tu ở chùa Ba Vàng

Cơ quan chức năng TP Uông Bí (Quảng Ninh) đã xác minh clip cô gái bị cho là "vong nhập" ở chùa Ba Vàng, gây bức xúc dư luận những ngày qua.

Sách hay về môi trường

How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến ​​thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.

We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.

Bạn có thể quan tâm