Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VN-Index có vượt được 1.300 điểm năm nay?

Chuyên gia đánh giá các tín hiệu khả quan cuối năm như sự phục hồi của các nền kinh tế lớn, khả năng hoàn thành chỉ tiêu giải ngân đầu tư công có thể hỗ trợ đà tăng của VN-Index.

VN-Index lấy lại cân bằng quanh vùng 1.250-1..255 điểm trong tuần giao dịch vừa qua. Ảnh: Duy Hiệu.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận tín hiệu tích lũy tại vùng 1.250 điểm sau nhịp điều chỉnh hơn 30 điểm tuần trước đó. Áp lực bán có xu hướng hạ nhiệt dần qua các phiên, đồng thời việc lực cầu bắt đáy chủ động tham gia giúp VN-Index sớm tìm lại điểm cân bằng.

Kết phiên giao dịch tuần trước, chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 1.254,89 điểm tăng 2,17 điểm (+0,17%) so với tuần liền trước.

Hỗ trợ mạnh ở vùng 1.240-1.250 điểm

Theo ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường Công ty Chứng khoán VNDirect, thị trường đã diễn biến giằng co trong tuần qua trước áp lực cơ cấu của các quỹ ETF Diamond và áp lực bán ròng của khối ngoại tại một số cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy vậy, thị trường nhìn chung vẫn ghi nhận một số tín hiệu tích cực.

Cụ thể, bức tranh kết quả kinh doanh quý III của thị trường cải thiện tích cực với doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết tăng 8,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tăng 18,7%, vượt trội so với mức tăng trưởng của 2 quý đầu năm.

Bức tranh kết quả kinh doanh tươi sáng hơn sẽ phần nào cải thiện định giá thị trường và hỗ trợ tâm lý của nhà đầu tư. Đồng thời, vị chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá có thể hạ nhiệt trong nửa sau của quý IV khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục lộ trình cắt giảm lãi suất điều hành và nguồn cung ngoại tệ tăng lên dịp cuối năm nhờ dòng vốn FDI và kiều hối tích cực.

“Chúng tôi bảo lưu nhận định vùng 1.240-1.250 điểm sẽ là vùng hỗ trợ mạnh của chỉ số VN-Index”, ông Hinh nhận định.

du bao chung khoan anh 1

VN-Index rung lắc mạnh quanh vùng 1.255-1.260 điểm. Ảnh: TradingView.

Vị chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư dài hạn có thể xem xét gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số điều chỉnh về vùng hỗ trợ kể trên, ưu tiên những nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực trong 2 quý cuối năm bao gồm ngân hàng, bất động sản nhà ở và nhóm xuất nhập khẩu (dệt may, thủy sản, gỗ).

Trong khi đó, các chuyên gia từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) lại cho rằng động thái giảm nhẹ dưới 1.255 điểm cho thấy tác động hỗ trợ tại vùng này đã giảm đáng kể. Có khả năng thị trường sẽ tiếp tục lùi bước trong phiên giao dịch tiếp theo để kiểm tra lại vùng MA200 quanh mốc 1.250 điểm.

Nếu tác động hỗ trợ tại vùng này vẫn kém, thị trường có rủi ro lùi về vùng 1.240 điểm. Các nhà đầu tư được khuyến nghị quan sát diễn biến cung cầu tại vùng hỗ trợ để đánh giá lại trạng thái thị trường, đồng thời cần cân nhắc giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý.

Có góc nhìn tiêu cực hơn, Công ty Chứng khoán Vietcap dự báo VN-Index khó có thể thoát khỏi quán tính giảm điểm trong tuần mới và sẽ kiểm tra lại đường MA200. Vùng 1.265-1.270 điểm vẫn là kháng cự chủ đạo cho giai đoạn điều chỉnh hiện tại.

Xét về yếu tố kỹ thuật, việc chỉ số kết tuần dưới đường MA20 cho thấy cấu trúc tăng giá trung hạn đã mất và tăng khả năng vi phạm ngưỡng 1.250 điểm. Ngược lại, tìm được lực mua mới quanh MA200 sẽ giúp chỉ số thoát khỏi xu hướng giảm trung hạn và khả năng này chỉ xảy ra khi lực cầu có sự đột biến đáng kể.

Kịch bản VN-Index vượt 1.300 điểm vẫn còn

Trao đổi với Tri Thức - Znews, ông Phạm Trần Đức Thắng, chuyên gia phân tích từ Học viện New World Education, tin rằng báo cáo kết quả kinh doanh quý III chắc chắn có những tác động đến giá trị và giá cổ phiếu của các công ty vào giai đoạn này.

Tuy nhiên, do báo cáo kết quả kinh doanh quý I và III là các báo cáo không soát xét, dòng tiền sẽ có chiều hướng thận trọng hơn, ít có sự nhạy cảm đối với kết quả của thời điểm này.

“Tôi thấy rằng sẽ khó có những bất ngờ đối với dòng tiền ra vào thị trường chứng khoán trong giai đoạn này”, ông Thắng nhận định.

Trong ngắn hạn, thị trường vẫn đang chịu những áp lực như xu hướng dòng tiền rút khỏi tài sản tăng trưởng, xu hướng giảm theo mùa của thị trường chứng khoán và sự thiếu vắng những tín hiệu tích cực nổi bật từ nội tại nền kinh tế Việt Nam. Do đó, không dễ để VN-Index có thể vượt ngưỡng 1.300 tại thời điểm này.

Sẽ khó có những bất ngờ đối với dòng tiền ra vào thị trường chứng khoán trong giai đoạn này

Ông Phạm Trần Đức Thắng, chuyên gia phân tích từ Học viện New World Education

Tuy nhiên, tính từ đầu năm 2024, VN-Index đã kiểm tra vùng 1.300 điểm khoảng 6 lần. Với những thông tin hiện tại, chuyên gia này đánh giá thị trường vẫn đang trong một giai đoạn tích lũy mở rộng khi mà các vùng đáy có xu hướng cao hơn và lực mua xuất hiện nhiều hơn.

VN-Index cuối năm nay đang có nhiều tín hiệu đáng chú ý để có thể chinh phục mốc 1.300 điểm. Các tín hiệu đó sẽ đến từ sự khôi phục của các nền kinh tế lớn, khả năng hoàn thành chỉ tiêu giải ngân vốn đầu tư công, năng lực mua sắm, tiêu dùng ở giai đoạn cuối năm.

Còn theo bà Nguyễn Thị Thanh Trúc, chuyên gia phân tích từ Học viện New World Education, khả năng chỉ số vượt qua ngưỡng 1.300 điểm vẫn còn nếu các yếu tố vĩ mô ổn định, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt lên và dòng tiền ngoại tiếp tục chảy vào thị trường.

Ngược lại, nếu các yếu tố tiêu cực gia tăng, thị trường có thể phải đối mặt với một đợt điều chỉnh sâu hơn.

Các ngành có triển vọng tăng khả quan trong quý III và các quý tiếp theo có thể kể đến công nghệ trước sự phát triển của công nghệ số, tiêu dùng căn cứ vào sự phục hồi của nền kinh tế và năng lượng với sự biến động của giá năng lượng.

VN-Index giảm mạnh nhất tuần, hơn 500 cổ phiếu 'đỏ lửa'

VN-Index giảm gần 10 điểm trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 11. Việc thiếu vắng các nhóm ngành dẫn dắt khiến thị trường đánh mất trụ đỡ.

Khối ngoại bán thỏa thuận hơn 1.300 tỷ đồng cổ phiếu Masan

Cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan chứng kiến giao dịch thỏa thuận trị giá hơn 5.600 tỷ đồng trong phiên 31/10. Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mã này hơn 1.300 tỷ đồng.

Hủy lệnh bán 2,6 triệu cổ phiếu của người liên quan Chủ tịch VIB

Bà Lê Thị Huệ, người có liên quan đến Chủ tịch Ngân hàng VIB Đặng Khắc Vỹ, bị HoSE loại bỏ giao dịch bán hơn 2,6 triệu cổ phiếu VIB vào ngày 31/10 do không công bố thông tin.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Ke hoach mao hiem cua Nike hinh anh

Kế hoạch mạo hiểm của Nike

0

Chiến lược giảm giá của Nike mang đến nhiều nguy cơ hơn là lợi ích nhưng hãng vẫn đang tìm cách vượt qua khó khăn này bằng việc tạo dựng thêm niềm tin từ các đối tác và khách hàng.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm