Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Vinpearl Air chưa gửi đề án lập hãng hàng không lên Sở KHĐT'

Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, nói với Zing.vn cơ quan này chưa nhận được hồ sơ đề án thành lập hãng hàng không Vinpearl Air của Tập đoàn Vingroup.

Dư luận xôn xao về việc Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tham gia cuộc chơi về hàng không sau khi xuất hiện pháp nhân Vinpearl Air với ngành nghề chính là vận tải hành khách hàng không.

Tuy nhiên, trao đổi với Zing.vn sáng 10/7, ông Nguyễn Mạnh Quyền - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, khẳng định hồ sơ thành lập hãng hàng không của Vinpearl Air chưa đến cơ quan này.

Trong khi đó, đây là bước tiếp theo để hình thành một hãng hàng không, sau khi lập công ty kinh doanh hàng không. 

Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, một doanh nghiệp có nguyện vọng thành lập hãng hàng không thì sẽ phải trình hồ sơ đề án hãng hàng không lên chính quyền địa phương (Sở Kế hoạch và Đầu tư) nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở.

Đối với trường hợp của Vingroup, tập đoàn này phải trình hồ sơ đề án hãng hàng không lên Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Trao đổi với Zing.vn, nguồn tin tại Vingroup cũng cho biết việc thành lập Vinpearl Air với vốn đăng ký 1.300 tỷ đồng, mức đủ để một doanh nghiệp hàng không có thể vận hành 30 máy bay, là sự chuẩn bị đầu tiên. Tập đoàn này vẫn đang thực hiện các bước tiếp theo để thành lập hãng hàng không tại Việt Nam.

Ho so cua Vinpearl Air anh 1
Để có thể khai thác bay, Vinpearl Air còn phải trải qua nhiều bước chuẩn bị về pháp lý. Ảnh minh họa.

Theo lộ trình, nếu hồ sơ đề án Vinpearl Air được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chấp thuận thì kế hoạch thành lập, đề án mới sẽ được trình lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định để báo cáo Thủ tướng.

Sau khi được Chính phủ phê duyệt, doanh nghiệp sẽ trải qua các bước kiểm định năng lực của Bộ GTVT và Cục Hàng không để tiến hành cấp giấy phép kinh doanh hàng không chung, hay còn gọi là giấy phép bay.

Tối ngày 9/7, trao đổi với báo chí, Cục trưởng Cục Hàng không, Bộ Giao thông Vận tải, cũng cho biết hồ sơ liên quan đến Vinpearl Air chưa đến bước của cơ quan này.

Theo Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Hàng không Vinpearl Air có trụ sở tại tầng 2 khu Almaz Market, đường Hoa Lan, Khu đô thị sinh thái, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội, tức nằm trong khuôn viên khu đô thị Vinhomes Riverside của Vingroup. Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp này là Vận tải hành khách hàng không.

Người đại diện pháp luật của công ty là nữ doanh nhân sinh năm 1972, bà Nguyễn Thanh Hương. Bà Hương đồng thời đang là đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Nhất Nam và Công ty cổ phần Đầu tư Nhất Nam. Đây là doanh nghiệp sở hữu hệ thống siêu thị Fivimart và chuỗi bán lẻ điện thoại Viễn Thông A, được Vingroup mua lại cuối năm 2018.

Về cơ cấu cổ đông, Vinpearl Air có 3 cổ đông sáng lập. Trong đó, Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch VinAsia nắm 45%, ông Hoàng Quốc Thủy nắm 30%, và Phạm Khắc Phương nắm 25%.

Trong đó, ông Phạm Khắc Phương là người từng giữ nhiều chức vụ chủ chốt tại Vingroup và Vinpearl, gắn bó với doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng từ thời còn kinh doanh ở Ukraina với tên gọi Technocom.

Vừa lập hãng bay, Vingroup tuyên bố mở trường đào tạo phi công

Vừa thành lập công ty chuyên kinh doanh vận chuyển hành khách hàng không, Vingroup cũng tuyên bố mở trường đào tạo phi công và thợ máy tại Việt Nam.

Lập Vinpearl Air, bao giờ máy bay của Vingroup có thể cất cánh?

Lập Vinpearl Air chỉ là bước đầu tiên cho tham vọng hàng không của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Để có thể khai thác bay, doanh nghiệp còn phải trải qua nhiều bước chuẩn bị về pháp lý.


Văn Hưng

Bạn có thể quan tâm