Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu hơn 63.000 tỷ đồng

Năm nay, Vinamilk chủ trương duy trì kế hoạch sản xuất kinh doanh cẩn trọng khi bối cảnh giá nguyên vật liệu còn nhiều diễn biến phức tạp.

Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông diễn ra sáng 25/4 của công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk (VNM), các cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với tổng doanh thu 63,380 tỷ đồng, tăng 5,5% so với thực hiện năm 2022, lợi nhuận trước thuế tương đương năm vừa qua ở mức 10,496 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 44 tỷ đồng với năm ngoái lên 8.622 tỷ đồng.

Phát biểu tại đại hội, Bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk đánh giá môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, Vinamilk bước vào năm tài chính 2023 với sự thận trọng và quyết tâm chuyển đổi vì chỉ có chuyển đổi mới có thể vượt qua cái bóng của những thành công trước đây để phát huy hết các tiềm năng trong thời kỳ mới.

"Ưu tiên ngắn hạn của Vinamilk là tăng trưởng thị phần và doanh số bán hàng một cách bền vững và có lợi nhuận. Đó là lý do tại sao Vinamilk tập trung vào tối ưu chi phí vận hành để chúng tôi có thể tái đầu tư mở rộng kênh phân phối và củng cố sức mạnh thương hiệu", bà nhấn mạnh.

Tình hình kinh doanh Vinamilk qua nhiều năm
Dữ liệu: Vinamilk.
Nhãn2016201720182019202020212022KH2023
Doanh thu thuầnTỷ đồng4696551135526295631859636609195995663308
Lợi nhuận sau thuế
9364102781020610554112351063385788622

Trong năm 2022, nhà sản xuất sữa lớn nhất thị trường trong nước ghi nhận lợi nhuận sụt giảm xuống mức 8.578 tỷ đồng - thấp nhất trong 7 năm qua.

Chia sẻ tại đại hội, bà Liên nhìn nhận trong thời gian qua, giá nguyên liệu đã nhiều lần tăng cao, thậm chí có nguyên liệu tăng đến 50%. Bên cạnh đó, còn có những tác động đến từ chiến tranh và chi phí vận chuyển tăng 5-6 lần.

"Tất cả vấn đề này đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của Vinamilk nhưng công ty không thể chuyển hết chênh lệch đó vào giá bán do thế giới và Việt Nam đều khó khăn. Hiện công ty chỉ tăng giá nhẹ 3-5%, việc này không đủ bù việc giá nguyên vật liệu tăng cao nên lợi nhuận giảm", bà nói.

Theo bà, Vinamilk chỉ tăng giá theo tỷ lệ lạm phát, không đủ bù việc giá nguyên vật liệu tăng bởi công ty cũng muốn san sẻ thêm một phần khó khăn của người tiêu dùng. Với những khó khăn từ thị trường, thời gian tới, Vinamilk sẽ cố gắng giảm chi phí, tăng doanh thu thì biên lợi nhuận sẽ tốt hơn.

Về kết quả kinh doanh quý I năm nay, bà Liên cho biết lợi nhuận quý đầu năm sụt giảm so với cùng kỳ do giá vốn ở mức cao. Trong khi đó, ở quý I năm ngoái, Vinamilk được hưởng lợi nhờ giá nguyên vật liệu thấp từ năm 2021.

"Dù giá nguyên vật liệu đã hạ nhiệt so với năm 2022 song biên lợi nhuận phải 1 năm nữa mới có thể quay lại trước đại dịch. Bắt đầu từ quý II trở đi, lợi nhuận có thể tốt hơn", bà nhấn mạnh.

Vinamilk sẽ bán thịt bò tự nuôi từ năm 2024

Dự kiến năm 2024, sau khi Tổ hợp chăn nuôi - chế biến thịt bò Vinabeef Tam Đảo đi vào hoạt động, liên doanh Vinamilk - Sojitz Nhật Bản sẽ có sản phẩm bò thịt bán ra thị trường.

Lợi nhuận của Vinamilk xuống thấp nhất 7 năm

Năm 2022, nhà sản xuất sữa lớn nhất thị trường trong nước ghi nhận lợi nhuận sụt giảm xuống mức 8.578 tỷ đồng - thấp nhất trong 7 năm qua.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm