Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Vietjet và hành trình trở thành hãng hàng không thương mại điện tử

Nhờ nền tảng công nghệ, hãng hàng không thế hệ mới Vietjet đang hiện thực hóa mục tiêu trở thành “consumer airline”: Luôn tạo ra xu hướng tiêu dùng, tăng tiện ích cho người dùng.

VietjetAir anh 1

Nhờ nền tảng công nghệ hiện đại, hãng hàng không thế hệ mới Vietjet đang hiện thực hóa mục tiêu trở thành “consumer airline”: Luôn tạo ra xu hướng tiêu dùng mới, gia tăng tiện ích cho người dùng.

Công nghệ và chuyển đổi số không chỉ được chú trọng tại Việt Nam, mà còn là cuộc đổi mới được nhiều tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới áp dụng. Là hãng hàng không thế hệ mới, Vietjet đặt mục tiêu tiên phong trong ứng dụng công nghệ, nhằm mang đến những giá trị tích cực cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

VietjetAir anh 2

Kiên định với mục tiêu “Làm cho dịch vụ hàng không trở thành phương tiện di chuyển phổ biến ở Việt Nam và quốc tế”, từ những ngày đầu thành lập, Vietjet luôn tiên phong mang lại cơ hội bay cho hàng chục triệu lượt hành khách.

Người có thu nhập thấp, người vùng sâu vùng xa, người không biết tiếng Anh, không biết chữ, không hiểu nhiều về cách thức đặt vé… cũng chỉ cần một chiếc smartphone để thực hiện những chuyến bay ra khỏi “lũy tre làng”, đi đến các vùng đất khác, tiếp cận đời sống văn minh hơn. Lãnh đạo Vietjet cho biết có đến 20-30% khách của hãng là người lần đầu tiên đi máy bay.

Giờ đây nghĩ đến hãng máy bay của người dân, người ta nghĩ ngay tới Vietjet. Theo một khảo sát của Q&Me vào tháng 6/2017 về nhận thức của hành khách về các hãng hàng không Việt Nam, hơn một nửa đáp viên nghĩ về Vietjet như một hãng hàng không trẻ trung, gần gũi và giá vé luôn tốt nhất nhờ các chương trình khuyến mãi và hoạt động về thương hiệu.

Để hiện thực hóa mục tiêu “phổ cập bay” này, các chi phí vận hành tàu bay, dịch vụ mặt đất, kỹ thuật... đều được Vietjet khai thác tối ưu, đồng thời ứng dụng công nghệ để giảm thiểu chi phí: Bắt tay cùng Amazon Web Services trong lưu trữ dữ liệu, nhằm nâng cao chất lượng quản lý, vận hành và dịch vụ; hợp tác với Google phát triển ứng dụng thương mại điện tử…

Song “trẻ” chỉ là điều kiện cần. Để đông đảo người tiêu dùng được tiếp cận dịch vụ, Vietjet còn cần tạo ra những công cụ bán hàng “tiện” nữa. Và đây là lúc công nghệ phát huy sức mạnh.

Tháng 6 vừa qua, hãng bắt tay với Công ty tài chính HD Saison triển khai dịch vụ mua vé máy bay trả góp trực tuyến. Theo đó khách đặt vé tại websitevà chọn phương thức thanh toán “Trả góp với HD Saison” sẽ được vay 100% giá trị vé, tối đa 15 triệu đồng, thời gian trả góp 6-18 tháng.

VietjetAir anh 5
Kios check-in tại sân bay, đặt vé và check-in online qua website hoặc smartphone mang đến sự tiện lợi cho hành khách.

Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, khách hàng có thể trả góp vé máy bay sau các hình thức mua hàng trả góp phổ biến khác như vay mua nhà, mua xe,hàng công nghệ... Phó tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Thúy Bình kỳ vọng cung cấp cho người tiêu dùng khoảng 500.000 đến 1 triệu vé máy bay theo phương thức này trong năm nay.

VietjetAir anh 6Cũng nhằm mang đến sự tiện lợi cho người dùng, ứng dụng điện thoại được Vietjet ra mắt sớm và liên tục cải tiến. Ngày 3/7, hãng ra mắt ứng dụng điện thoại VietjetAir phiên bản mới, cập nhật nhanh chóng giá vé tốt nhất, rút ngắn các bước đặt vé, thanh toán dễ dàng với mạng lưới liên ngân hàng rộng khắp.

Theo đại diện hãng, app VietjetAir luôn trả kết quả vé rẻ nhất cho chuyến bay khách hàng chọn. Đơn cử nếu chuyến bay khách chọn có hạng vé 0 đồng, app sẽ trả kết quả vé 0 đồng trước tiên. Ngoài ra khách hàng còn có thể mua thêm các dịch vụ khác như đặt chỗ ngồi, hành lý ký gửi, đồ ăn… dễ dàng thông qua những tính năng được tích hợp trên app.

Trong khi đó, nếu tìm kiếm vé máy bay trên website, hệ thống sẽ trả kết quả trọn vẹn một tháng, giúp hành khách chủ động lên kế hoạch du lịch phù hợp thời gian và điều kiện tài chính.

VietjetAir anh 7

Ngay từ khi manh nha ý tưởng về một hãng hàng không vào năm 2007, đến khi định vị là một hãng hàng không thế hệ mới, Tổng giám đốc Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định Vietjet đã tiên phong trong ngành hàng không về công nghệ số và tự động hoá, nhằm mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho hành khách.

Nếu khoảng 10 năm trước, những chiếc vé máy bay được in giấy còn chiếm đa số, khách hàng phải lặn lội tới đại lý để mua vé, thậm chí chờ hàng tiếng đồng hồ để check-in thủ công ở sân bay thì chỉ sau vài năm, họ đã có thể đặt vé, thanh toán và làm thủ tục check-in ngay tại nhà.

VietjetAir anh 8Bản thân Vietjet từ khi thành lập đã hướng tới thanh toán không dùng tiền mặt khi thay thế những vé máy bay giấy bằng vé điện tử. Hãng chủ trương kết nối hệ thống thanh toán với toàn bộ hệ thống thẻ ATM của các ngân hàng Việt Nam, bên cạnh hệ thống thẻ tín dụng quốc tế và tiếp sau là ví điện tử. Đến nay, 100% doanh thu hơn 2 tỷ USD bán vé và các dịch vụ bảo hiểm, thương mại của hãng đều là thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt.

Cụ thể, khách hàng là đại lý bán vé đều có tài khoản riêng, được kết nối với hệ thống thanh toán của ngân hàng để mua vé online không dùng tiền mặt. Hiện tại, hãng có hơn 20.000 đại lý bán vé online theo phương thức này.

Đối với khách hàng mua vé trực tiếp, Vietjet có đầy đủ phương thức thanh toán online bằng thẻ tín dụng, thẻ ATM, e-banking, mobile banking, ví điện tử, QR payment...

VietjetAir anh 9VietjetAir anh 10

Mới đây, một hình thức thanh toán mới đang được nhiều tín đồ xê dịch quan tâm là Vietjet Sky Club - ví thanh toán vé máy bay cho khách hàng thân thiết, được tích hợp ngay trên app VietjetAir. Là thành viên Vietjet Sky Club, khách hàng được cấp một tài khoản thanh toán để tự tích lũy cho các nhu cầu chi tiêu du lịch, di chuyển bằng máy bay. Đây cũng là tài khoản hưởng nhiều ưu đãi như nạp tiền tặng tiền, tặng cả ngày thứ sáu hàng tuần để săn vé 0 đồng toàn mạng bay...

Đại diện Vietjet khẳng định: “Việc ra mắt ứng dụng mới nằm trong định hướng phát triển và cập nhật xu hướng tiêu dùng thời đại. Hiện chúng tôi có hơn 30 triệu lượt khách hàng khắp châu Á mỗi năm, nên việc tối ưu tiện dụng cho khách hàng là tất yếu”.

VietjetAir anh 11

Đầu tháng 7, hãng hàng không giá rẻ này còn tiết lộ kế hoạch ra mắt một nền tảng thương mại điện tử bán mọi thứ, từ hàng tiêu dùng đến dịch vụ tài chính. Mô hình này được gọi bằng cái tên “hãng hàng không tiêu dùng toàn cầu” - nơi Vietjet kỳ vọng tất cả nhà cung cấp sẽ bán sản phẩm cho không chỉ 30 triệu khách hàng hiện hữu của hãng, mà còn hàng trăm triệu khách hàng tại Việt Nam và thế giới.

Hướng đi này của Vietjet được cho là đúng đắn trong bối cảnh thương mại điện tử đang bùng nổ trên toàn cầu, hãng lại có sẵn kho dữ liệu khách hàng đồ sộ để tối ưu lợi nhuận.

“Không phải là công nghệ thay đổi thế giới mà chính ước mơ của con người đã thay đổi thế giới. Công nghệ chỉ là công cụ, được sáng tạo từ những ước mơ của con người", Tổng giám đốc Nguyễn Thị Phương Thảo từng chia sẻ. Đó cũng là cách Vietjet đầu tư công nghệ hiện đại để không chỉ mơ lớn, mà còn làm lớn từ những hành động dù nhỏ mỗi ngày, từ đó tạo giá trị to lớn hơn cho cộng đồng và xã hội.

Giang Minh Nguyệt

Thiết kế: Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm