Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam tăng xuất nhập khẩu qua châu Mỹ

Trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam trao đổi hàng hóa với châu Á nhiều nhất, đạt trị giá 126,42 tỷ USD. Trong khi đó, xuất nhập khẩu sang châu Mỹ tăng 6,5%, đạt 38,56 tỷ USD.

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 37,36 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng 4, tương ứng tăng 1,26 tỷ USD.

Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu diễn biến tích cực hơn so với tháng trước: xuất khẩu đạt 19,19 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 1,6 tỷ USD), nhập khẩu đạt 18,18 tỷ USD, giảm 1,9% (tương ứng giảm 347 triệu USD).

Viet Nam tang xuat nhap khau hang hoa qua chau My anh 1

Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 5 thặng dư 1 tỷ USD. Ảnh: Việt Hùng.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 196,89 tỷ USD, giảm 2,8% (tương ứng giảm 5,62 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 100,21 tỷ USD, giảm 0,9% và nhập khẩu đạt 96,67 tỷ USD, giảm 4,6%.

Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 5 thặng dư 1 tỷ USD. Tính từ đầu năm, cán cân thương mại của cả nước thặng dư 3,54 tỷ USD.

Trong 5 tháng đầu năm, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 126,42 tỷ USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (64,2%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Cụ thể, trị giá xuất khẩu là 50,2 tỷ USD, giảm 1,4% và trị giá nhập khẩu là 76,21 tỷ USD, giảm 6,3%.

Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 38,56 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2019 và là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 tháng đầu năm nay. Với Mỹ, Việt Nam xuất khẩu 25,11 tỷ USD và nhập khẩu 6 tỷ USD hàng hóa.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với châu Âu là 24,35 tỷ USD, giảm 7%; với châu Đại Dương là 3,91 tỷ USD, tăng 1,9% và với châu Phi là 2,38 tỷ USD, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Viet Nam tang xuat nhap khau hang hoa qua chau My anh 2

Đối với xuất khẩu, những nhóm hàng có mức tăng cao trong tháng 5 là điện thoại các loại và linh kiện đạt 2,93 tỷ USD, tăng 17,1%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,40 tỷ USD, tăng 11,9%; hàng dệt may đạt 1,87 tỷ USD, tăng 16%.

Tuy nhiên, tính đến hết tháng 5, điện thoại các loại và linh kiện có giá trị xuất khẩu chỉ đạt 18,31 tỷ USD, có mức suy giảm đứng thứ hai (giảm 7,1% tương ứng giảm 1,41 tỷ USD). Hàng dệt may có mức giảm mạnh nhất, đạt 10,56 tỷ USD, giảm 13,6%.

Trong khi đó, trong tháng 5 có tới 34/53 nhóm hàng nhập khẩu chính giảm trị giá so với tháng trước, giảm nhiều ở nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng và giảm hầu hết nhóm nguyên liệu đầu vào cho các ngành dệt may, giày dép, gỗ, nhựa, sắt thép, hóa chất,...

Nhập khẩu ở một số nhóm hàng tăng cao so với tháng 4 gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, nông sản, nguyên liệu để sản xuất thức ăn gia súc, xăng dầu, khí đốt, phân bón.

Tính trong 5 tháng đầu năm, nhập khẩu xăng dầu các loại giảm 19% (tương ứng giảm 748.000 tấn) về lượng, giảm 46% (tương ứng giảm 1,13 tỷ USD) về trị giá; ôtô nguyên chiếc các loại giảm 42,5% (tương ứng giảm hơn 27.000 chiếc) về lượng, giảm 43,1% (tương ứng giảm 616 triệu USD) về trị giá.

5 tháng, hải quan giảm thu 21.700 tỷ đồng

Số thu NSNN ngành hải quan tính đến 25/5 đạt 118.583 tỷ đồng, giảm 15,47% do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tổng cục Hải quan nói khó có thể hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Việt Nam giảm xuất khẩu điện thoại, máy vi tính

Đầu tháng 5, trị giá hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đạt 8,22 tỷ USD. Trong đó, trị giá xuất khẩu điện thoại, linh kiện giảm 207 triệu USD; máy vi tính, đồ điện tử giảm 111 triệu USD.

Tuấn Hùng

Bạn có thể quan tâm