Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam sẽ có thêm 100 khách sạn trong 3 năm tới

Các phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng vẫn tương đối ế ẩm. Tuy vậy, số lượng khách sạn tại Việt Nam vẫn được dự báo tăng nhanh.

Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng dự kiến có nhiều đột phá vào năm 2025. Ảnh: Quỳnh Danh.

Colliers Việt Nam, đánh giá nguồn cung khách sạn tại Việt Nam đã tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua. Không chỉ vậy, thị trường sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong vòng 3 năm tới với sự ra mắt của hơn 100 dự án mới. Trong đó, số lượng các loại phòng từ trung cấp đến hạng sang đã nhiều hơn gấp 6-7 lần trong khoảng thời gian 2009-2022, theo Colliers.

Vào năm 2019, tỷ lệ lấp đầy của các cơ sở lưu trú du lịch (khách sạn, resort và biệt thự nghỉ dưỡng) đạt tới 52%. Nhờ lượng khách nội địa tăng trở lại trong năm 2022, chỉ số này đã được cải thiện rõ nhất ở các điểm du lịch biển như Hồ Tràm, Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc.

Trong khi đó, số lượng biệt thự và shophouse nghỉ dưỡng mới trong năm 2022 đã tăng lần lượt 20% và 34% so với năm trước. Đặc biệt, số lượng khách sạn được vận hành bởi thương hiệu quốc tế dự kiến tăng gấp đôi trong 3 năm tới, từ 127 dự án trong năm 2022 lên 261 dự án vào năm 2025.

du lich anh 1

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp đánh giá cao về tiềm năng sinh lời. Ảnh: Quỳnh Danh.

“Thị trường ngày càng có xu hướng tập trung”, ông David cho biết thêm.

Ngoài ra, hoạt động mua bán & sáp nhập (M&A) và hợp tác tuy có chậm lại vào năm ngoái nhưng các chuyên gia từ Colliers dự kiến mọi thứ sẽ thay đổi trong vài quý tới. Trong đó, các quỹ đầu tư nước ngoài có thể đưa ra những nước đi táo bạo nhằm mở rộng thị phần, trước khi doanh thu khách sạn quay lại mức trước dịch.

Không chỉ vậy, thị trường còn đón nhận thêm tin mừng từ Nghị định 10/2023/NĐ-CP. Giờ đây, các loại hình như condotel (căn hộ nghỉ dưỡng), officetel (căn hộ văn phòng kết hợp khách sạn), biệt thự nghỉ dưỡng… có thể sẽ được cấp chứng nhận sở hữu có thời hạn.

Theo ông David, ngành bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố tiềm năng. Tuy nhiên, hiện thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang phải đối với nhiều thách thức. Theo báo cáo của DKRA, trong tháng 4, sức mua đối với phân khúc biệt thự và shophouse nghỉ dưỡng giảm lần lượt 98% và 99% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng condotel có mức giảm chỉ là 36%.

Công ty này cho biết các dự án mới có kết quả bán hàng rất chậm. Nhiều chủ đầu tư đã phải đóng giỏ hàng do không có giao dịch. Trong tháng tới, nguồn cung và sức cầu có thể sẽ chỉ tăng nhẹ đối với các dự án có pháp lý đầy đủ và được phát triển bởi những chủ đầu tư sở hữu tiềm lực tài chính mạnh.

du lich anh 2

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn ở mức khiêm tốn. Ảnh: Hoàng Hà.

“Ngay lúc này, nhà đầu tư nên chú trọng cải thiện thu nhập trước thuế, lãi và khấu hao, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, tỷ suất vốn hóa với mức đầu tư vừa sức và tập trung đẩy mạnh tiếp thị, quản lý doanh thu và thu hút khách”, ông Morgan Ulaganathan, Giám đốc bộ phận Dịch vụ Tài sản & Tư vấn Du lịch - Khách sạn tại Colliers Việt Nam, cho biết.

Ông cũng lưu ý việc phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng cần phải lồng ghép yếu tố bền vững (ESG) để đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong dài hạn.

“Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng ta cần nhắm đến cả hai đối tượng là du khách nội địa và quốc tế để tối ưu công suất và giá phòng là việc rất quan trọng”, ông Morgan kết luận.

Bất động sản nghỉ dưỡng chưa thể phục hồi

Đến tháng 4, thị trường vẫn trong giai đoạn “ngủ đông”. Các phân khúc đa phần đều có rất ít giao dịch, nguồn cung cũng trở nên khan hiếm.

UBND TP.HCM: Đã lỡ nhiều cơ hội thu hút dự án công nghệ cao quy mô lớn

Chiều tối ngày 18/5, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã chủ trì buổi họp báo về dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thanh Vũ

Bạn có thể quan tâm