Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam sắp có thêm loại hình chợ mới

Tính tới cuối năm 2023, cả nước có gần 8.320 chợ, trong đó khoảng 83% là chợ hạng 3. Thời gian tới, Việt Nam sẽ có thêm loại hình chợ mới là chợ cộng đồng như ở các nước.

Tại Hội nghị phổ biến Nghị định số 60 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, do Bộ Công Thương tổ chức ngày 26/7, bà Lê Việt Nga - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết tính tới cuối năm 2023, cả nước có gần 8.320 chợ, trong đó khoảng 83% là chợ hạng 3, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Chợ nông thôn chiếm khoảng 73%.

Theo Nghị định mới, cùng với các chợ hoạt động theo mô hình truyền thống như chợ đầu mối, chợ dân, chợ tạm, chợ nông thôn, sẽ có các hình thức chợ mới như điểm kinh doanh tự phát và chợ cộng đồng.

Theo đó, mô hình chợ cộng đồng hoạt động theo hình thức là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh hàng hóa thông dụng thiết yếu được cấp có thẩm quyền cho phép, phục vụ cộng đồng dân cư sở tại.

cho anh 1

Ngoài chợ truyền thống, sẽ có thêm các mô hình chợ cộng đồng, chợ đêm và điểm kinh doanh tự phát. Ảnh: Quỳnh Danh.

Với mô hình chợ đêm, Nghị định mới cũng quy định đây là chợ được tổ chức tại khu vực, địa điểm được dành cho phát triển kinh tế đêm của địa phương, hoạt động trong khoảng thời gian từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau.

Các chợ cũng sẽ được phân thành 3 loại hình: Chợ hạng 1, chợ hạng 2 và chợ hạng 3 tùy theo diện tích và quy mô các điểm kinh doanh cũng như việc đầu tư xây dựng kiên cố hay bán kiên cố. Các chợ cũng được phân loại theo vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do các nhà đầu tư triển khai.

Bà Nga cho biết Nghị định mới có nhiều điểm mới về quản lý phát triển, đầu tư xây dựng chợ, cho phép địa phương chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách để đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ dân sinh, chợ đầu mối trên địa bàn, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Theo đó, Nghị định đã bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ, đưa ra các quy định về việc công khai thông tin niêm yết và lấy ý kiến của các bên liên quan khi di dời, xây dựng lại, xây dựng phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển; duy trì chợ tạm...

Nghị định cũng đã làm rõ chợ được quản lý bởi doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ hoặc đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ đối với tài sản do nhà nước đầu tư... thay vì ban quản lý như trước đây. Nghị định cũng cắt giảm nhiều thủ tục hành chính đối với quy định liên quan đến nội quy chợ, quản lý điểm kinh doanh tại chợ...

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết Nghị định có nhiều điểm mới với các quy định mở cho phép địa phương chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ trên địa bàn.

"Với sự phân công rõ ràng trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong công tác phát triển chợ, Nghị định được đánh giá khi triển khai sẽ tạo sự chủ động cho các địa phương trong đầu tư, phát triển chợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn mà các địa phương đang gặp phải trong công tác phát triển và quản lý chợ", ông Hoài cho hay.

Phó thủ tướng: Thương mại điện tử sẽ dần thay thế các chợ truyền thống

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định thương mại điện tử sẽ là một xu thế tất yếu và dần thay thế các chợ, cửa hàng theo thương mại truyền thống.

Mỗi m2 trung tâm thương mại ở TP.HCM ngày càng đắt đỏ

Tại trung tâm TP.HCM, giá chào thuê bình quân đã chạm ngưỡng kỷ lục 7 triệu đồng/m2/tháng bởi tổng nguồn cung không tăng trưởng suốt 3 năm, còn các thương hiệu liên tục 'săn' mặt bằng.

Cuộc đua xây dựng trung tâm thương mại quy mô lớn

Các đại gia nội địa và quốc tế đều đang sở hữu những trung tâm thương mại diện tích "khủng". Dù quỹ đất khan hiếm, không ít dự án lớn vẫn tiếp tục được triển khai.

https://tienphong.vn/viet-nam-sap-co-them-loai-hinh-cho-moi-post1658304.tpo

Phạm Tuyên/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm