Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam 'lấy làm tiếc' về báo cáo nhân quyền của Mỹ

Trong cuộc họp báo chiều 23/3, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam "lấy làm tiếc" về báo cáo đánh giá tình hình nhân quyền năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

"Việt Nam lấy làm tiếc vì báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một số nhận xét không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tiễn tại Việt Nam”, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên chiều 23/3.

Bà Hằng cho hay "bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Việt Nam". Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước, đồng thời nỗ lực nâng cao cuộc sống, quyền thụ hưởng của người dân và không để ai bị bỏ lại phía sau.

“Các quyền tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ, thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và triển khai trong thực tiễn”, bà Hằng nhấn mạnh.

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở trên tinh thần xây dựng với Mỹ về những vấn đề còn có sự khác biệt, nhằm tăng cường phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo thường niên đánh giá các vấn đề về nhân quyền tại tất cả quốc gia nhận hỗ trợ và quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc vào ngày 20/3, trong đó cáo buộc Việt Nam và một số quốc gia châu Á vi phạm nhân quyền.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã đệ trình báo cáo lên Quốc hội Mỹ theo Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài năm 1961 và Đạo luật Thương mại năm 1974.

Những cuốn sách nên đọc về luật pháp quốc tế

Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả các cuốn sách hay nên đọc để hiểu thêm về luật pháp quốc tế, lĩnh vực rất quan trọng trong quan hệ quốc tế, giúp giải quyết những tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và đặt ra quy chuẩn về hợp tác giữa các quốc gia.

Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Trúng cử Hội đồng Nhân quyền khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam

Với việc trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam có cơ hội đóng góp thêm vào công tác thúc đẩy và bảo đảm quyền con người trên thế giới.

Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Ngày 11/10 tại trụ sở Liên Hợp Quốc (New York, Mỹ), Đại hội đồng LHQ đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có Việt Nam.

Hải Linh

Bạn có thể quan tâm