5 chương trình, dự án sẽ có tổng số vốn là 876 triệu USD. Cụ thể, chương trình Quản lý kinh tế và nâng cao hiệu quả cạnh tranh lần thứ hai
(EMCC2) và Đô thị miền núi phía Bắc cùng có vốn 250
triệu USD, dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y
tế 106 triệu USD, chương trình Hỗ trợ phát triển chính sách cải cách
ngành điện 3 là 200 triệu USD, khoản vay Chính sách phát triển về
Biến đổi khí hậu lần thứ ba (DPL 3) 70 triệu USD. Như vậy, liên tục trong vòng 9 năm từ 2008 đến 2017, Việt Nam là nước được nhận nguồn vốn vay ưu đãi IDA lớn thứ hai trên thế giới.
Theo Chủ tịch WB Jim Yong Kim , Việt Nam là một điển hình thành công trong phát triển và câu chuyện của Việt Nam cần phải được chia sẻ với toàn thế giới. |
Nguồn vốn được hỗ trợ sẽ tài trợ cho các chương trình, dự án có đối tượng hưởng lợi là người dân và các doanh nghiệp ở hầu hết các địa phương trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là các dự án về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế; đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng điện; phát triển đô thị; tăng cường năng lực nguồn nhân lực ngành y tế và phòng chống biến đổi khí hậu.
“Nhóm Ngân hàng Thế giới và Việt Nam đang chuẩn bị thực hiện một nghiên cứu rất quan trọng để xác định xem Việt Nam sẽ cần phải thực hiện những gì để trở thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại trong một thế hệ”, Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho biết.