Chuyên gia về Đông Nam Á Phương Nguyễn trả lời phỏng vấn tại Trung tâm nghiên cứu nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS). Ảnh: T.Tuấn |
- Tôi nghĩ điều đáng chú ý là việc xây dựng niềm tin và tôn trọng lẫn nhau giữa 2 đối tác. Chúng ta đều biết chưa tổng thống đương nhiệm nào của Mỹ từng gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều người luôn hỏi liệu Mỹ có thật sự nghiêm túc trong mối quan hệ này. Vì vậy niềm tin là thông điệp quan trọng nhất của chuyến đi này.
Hai bên đã nói nhiều về các vấn đề quốc phòng, kinh tế đang ngày càng quan trọng trong mối quan hệ đối tác này. Chúng ta cũng thấy 2 bên bàn thảo về tầm nhìn chung, quan hệ đối tác, an ninh chung, đặc biệt là vai trò của quan hệ Việt - Mỹ ở khu vực, chứ không chỉ gói gọn trong mối quan hệ song phương. Về hiệp định TPP thì vẫn còn rất nhiều vấn đề song phương cần giải quyết.
CSIS là cơ quan nghiên cứu và trao đổi học thuật hàng đầu của Mỹ, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường trao đổi học thuật và đối thoại giữa chính giới, học giả, nhân dân các nước về các vấn đề quan trọng và thiết thực liên quan đến an ninh, hòa bình và phát triển trên thế giới.
- Nếu đặt chuyến đi trong bối cảnh năm nay sẽ thấy chuyến đi rất thành công. Ông là lãnh đạo đảng đầu tiên của Việt Nam tới thăm Nhà Trắng. Kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên đang sắp kết thúc đàm phán TPP, 2 nước ký tầm nhìn chung về quốc phòng, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong ASEAN, Mỹ trở thành đối tác an ninh quan trọng nhất của Việt Nam và Tổng thống Obama có thể thăm Việt Nam cuối năm nay. Nếu đặt vào tất cả tổng thể như vậy thì những gì chuyến đi đạt được lớn hơn nhiều so với việc đếm bao nhiêu điểm đạt được từ chuyến đi.
- Tuyên bố chung giữa 2 bên có các vấn đề cam kết tuân thủ các quy định về lao động, mở Đại học Fullbright ở Việt Nam, hợp tác gìn giữ hòa bình toàn cầu... Các vấn đề này có ý nghĩa thế nào?
- Lao động là một trong những vấn đề chính của chuyến đi vì 12 nước TPP đang cố hoàn tất TPP càng nhanh càng tốt.Việc mở Đại học Fulbright ở Việt Nam đương nhiên là phía Mỹ muốn chính thức thực hiện trong năm nay. Quốc hội Mỹ vào đầu năm đã cam kết gần 20 triệu USD cho Đại học Fulbright nên giờ họ muốn nghe từ phía Việt Nam về tiến triển và liệu trường có thể mở dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt – Mỹ.
Về gìn giữ hoà bình, hai bên đều muốn mở rộng nội dung này trong hợp phần hợp tác quân sự. Nội dung này liên quan tới sức mạnh mềm của Mỹ và có rất nhiều lợi ích cho quân đội và chính phủ Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama sau cuộc hội đàm ở Nhà Trắng ngày 7/7. Ảnh: Reuters |
- Hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ là chủ đề rất được quan tâm sau cuộc hội đàm cấp cao. Theo bà, hai nước sẽ có hợp tác thực chất nào?
- Phía Washington muốn có thêm các hoạt động hải quân chung với Việt Nam. Hai nước năm ngoái lần đầu tiên tập trận tìm kiếm cứu nạn giữa hai lực lượng hải quân. Đó là bước khởi đầu và có rất nhiều việc mà Mỹ và Việt Nam có thể làm cùng nhau. Phía Washington hiện cũng nhận ra Việt Nam là đối tác đáng tin cậy ở Đông Nam Á lúc này trên góc độ an ninh hàng hải. Phía Mỹ muốn hợp tác nhiều hơn nữa như cho phép hải quân Mỹ được tiếp cận nhiều hơn nữa các cảng của Việt Nam. Hải quân Mỹ đang phải chịu mức quota về các chuyến thăm tới các cảng ở Việt Nam, Mỹ muốn thay đổi điều đó.
Mỹ cũng muốn Việt Nam thúc đẩy thương mại quốc phòng để gắn sâu hơn nữa lợi ích giữa hai bên. Theo tôi, Việt Nam cũng nên đa dạng hoá nguồn mua vũ khí.
- Nhưng sau khi Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương vào năm ngoái, Việt Nam chưa mua vũ khí. Nguyên nhân là do đâu?
- Mỹ luôn muốn mọi việc nhanh chóng nên họ nghĩ sau khi lệnh cấm vận vũ khí được gỡ bỏ Việt Nam nên mua cái gì đó rồi. Về phía Việt Nam đến giờ vẫn chủ yếu mua vũ khí từ Nga.
Ngoài ra, hệ thống quy định mua vũ khí của Mỹ khá phức tạp, thậm chí nhiều người trong chính phủ cũng không hiểu rõ quy trình. Đó là hệ thống mua sắm bao gồm cả chính phủ, nhà cung cấp tư nhân và chính phủ nước khác.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ các quan chức Mỹ tại tiệc chiêu đãi ở Bộ Ngoại giao Mỹ. Ảnh: AFP |
- Quan hệ Việt-Mỹ đang tiến triển nhanh, tuy nhiên với nước Mỹ quan hệ với Trung Quốc vẫn rất quan trọng với nhiều lợi ích đan cài. Bà dự đoán Mỹ có thay đổi ứng xử gì với Trung Quốc trong tương lai?
- Trong vài tháng qua đã có những thay đổi trong các tuyên bố của Mỹ đối với Trung Quốc và các hành động của họ tại khu vực và biển Đông. Nhiều người đã bắt đầu đặt dấu hỏi với tư duy trước đây rằng Mỹ nên tránh xung đột với Trung Quốc bằng mọi giá vì sự lệ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa cả hai. Ngoài ra, phía Trung Quốc nghĩ rằng chính quyền Mỹ hiện tại yếu nên họ cố gắng đẩy càng nhiều càng tốt trên biển Đông trong nhiệm kỳ còn lại của tổng thống Obama.
Nhưng tôi nghĩ với chính quyền mới (sau 2016) sẽ đặt dấu hỏi hơn nữa đối với quan điểm Mỹ tránh đối đầu với Trung Quốc bằng mọi giá. Đương nhiên không ai muốn xung đột trực tiếp, không ai muốn chiến tranh nhưng phía Mỹ đang có những thay đổi trong cách tiếp cận. Nếu Mỹ chờ đợi thêm vài thập kỷ nữa thì Trung Quốc sẽ có lực lượng hải quân mạnh hơn rất nhiều.
Theo TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ, ngày 8/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến nói chuyện tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington, D.C. Bài nói chuyện của Tổng Bí thư có chủ đề Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong một thế giới thay đổi.
Điểm lại những sự kiện đáng nhớ trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định truyền thống hòa hiếu và mong muốn nhất quán của nhân dân Việt Nam về quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa 2 nước.
Tổng Bí thư cho rằng, 2 nước có rất nhiều việc cần làm để đưa quan hệ song phương không ngừng tiến lên phía trước, trong đó việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng và củng cố sự tin cậy chính trị giữa lãnh đạo, chính giới và nhân dân 2 nước là hết sức quan trọng để đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phát triển ngày càng sâu rộng, bền vững.
Tại cuộc nói chuyện, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã trao đổi cởi mở, thẳng thắn về những vấn đề mà các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học giả, nhà ngoại giao kỳ cựu của Hoa Kỳ quan tâm.