Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Viết một tiểu thuyết, nhà văn nhận nhuận bút bằng lương 5 năm

Trong làng văn, làng báo Việt, xung quanh việc chi trả tiền nhuận bút cũng lắm chuyện bi hài.

Chuyen lang van,  lang bao anh 1

Câu 1: Nhà văn Ma văn Kháng từng nhận nhuận bút lớn cho một tiểu thuyết, số tiền bằng hơn 5 năm lương của ông. Đó là tiểu thuyết nào?

  • Mùa lá rụng trong vườn
  • Đám cưới không có giấy giá thú
  • Đồng bạc trắng hoa xòe
  • Người thợ mộc và tấm ván thiên

Năm 1980, tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe ra mắt độc giả. Cuốn sách được xuất bản với số lượng 15.200 cuốn, sau đó được tái bản 4 lần. Sau khi sách ra, nhà văn Ma Văn Kháng được nhà xuất bản mời đến lấy nhuận bút. Đến nơi ông được đưa cho một tấm séc để đi ra ngân hàng lĩnh 6.000 đồng. Khi đó lương của nhà văn được 96 đồng mỗi tháng. Có nghĩa là nhuận bút của cuốn tiểu thuyết này bằng tổng tiền lương hơn 5 năm trời của nhà văn.

Chuyen lang van,  lang bao anh 2

Câu 2: Báo nào trả nhuận bút là một chiếc bút máy cho nhà văn Nguyễn Công Hoan?

  • Cậu ấm
  • Tiểu thuyết thứ bảy
  • Khoa học
  • Loa

Báo Cậu ấm để lại ấn tượng trong trí nhớ Nguyễn Công Hoan vì đây là tờ báo mà ông nhận được món nhuận bút cho bài viết của mình bằng chiếc bút máy. Ông tâm sự trong hồi ký Nhớ gì ghi nấy: “Mình cũng không hiểu đấy là nhuận bút, vì ngày này viết vì tình bạn chứ không vì tiền, cho nên mình không nhận, nói rằng mình không quen dùng bút máy”. Theo sách Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, báo Cậu Ấm hoạt động thời gian 1935-1937, là tuần báo thiếu nhi, quản lý là Nguyễn Đức Phong (họ tên thật của Thái Phỉ).

Chuyen lang van,  lang bao anh 3

Câu 3: Phan Khôi được Báo Phụ nữ Tân văn trả bao nhiêu tiền nhuận bút cho một bài viết?

  • 5 đồng
  • 10 đồng
  • 15 đồng
  • 25 đồng

Trong Mấy trang hồi ký, nhà văn Thiếu Sơn cho biết hồi ông mới vào nghề, báo Phụ nữ Tân văn đã trả cho ông 30 đồng/6 bài viết, tức 5 đồng/1 bài. Trong khi đó, mỗi bài của tay viết kỳ cựu Phan Khôi được báo này trả 25 đồng. Nghĩa là nhuận bút của Thiếu Sơn bằng 1/5 so với Phan Khôi.

Chuyen lang van,  lang bao anh 4

Câu 4. Hồi mới vào nghề viết văn, nhà văn Nguyên Hồng được Tiểu thuyết thứ bảy trả bao nhiêu tiền nhuận bút cho một bài viết?

  • Không trả nhuận bút, không cho báo biếu
  • Chỉ cho 1 tờ báo biếu
  • 5 đồng
  • 10 đồng

Trong hồi ký Bước đường viết văn, Nguyên Hồng cho biết, cuối năm 1936, ông có bài được đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy nhưng mãi về sau mới biết vì không có tiền mua báo. Bài viết này của ông dẫu không có nhuận bút, nhưng cũng khiến nhà văn tương lai nôn nao, xao động tâm hồn. Có lẽ nhuận bút tinh thần còn lớn gấp nhiều lần nhuận bút bằng tiền khi lần đầu thấy tên mình, văn mình trên mặt báo. Tháng 7/1937, Tiểu thuyết thứ bảy mới có thư mời Nguyên Hồng tham gia viết cho báo.

Chuyen lang van,  lang bao anh 5

Câu 5: Tuần báo Ngày nay trả Tô Hoài bao tiền nhuận bút khi in truyện ngắn Mê gái (Con gà mái ri) trên trang nhất?

  • Không trả nhuận bút, không cho báo biếu
  • Chỉ cho 1 tờ báo biếu
  • 5 đồng
  • 10 đồng

Trong cuốn Những gương mặt, nhà văn Tô Hoài cho biết tờ tuần báo Ngày nay của Tự lực văn đoàn đã in truyện ngắn Mê gái (Con gà mái ri) của ông lên trang nhất. Nhà văn Khái Hưng ra tiếp, bắt tay ông thật chặt mà cũng chẳng trả xu nào và không cho tác giả được một tờ báo biếu. Lý do theo Tô Hoài là: Tự dưng ông gửi bài cho tôi chứ tôi không mời ông viết. Thế là ông cần tôi, thì không lẽ gì tôi lại trả tiền ông.

Chuyen lang van,  lang bao anh 6

Câu 6: Tô Hoài nhận được bao nhiêu tiền nhuận bút khi tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký lần đầu được đăng trên báo Truyền bá?

  • 10 đồng
  • 20 đồng
  • 50 đồng
  • 100 đồng

Sau khi Con dế mèn (là ba chương đầu của truyện Dế mèn phiêu lưu ký sau này) đăng trên báoTruyền bá, một tờ báo dành cho trẻ em (số 3), Tô Hoài đã viết Dế mèn phiêu lưu ký (Truyền bá số 16 ra ngày 22/1/1942 và số 17 ra ngày 29/1/1942) dài gấp đôi Con dế mèn. Dế mèn phiêu lưu ký đã đưa lại cho nhà văn khoản nhuận bút 100 đồng, một món tiền khá lớn thời đó. Riêng với Con dế mèn ở số 3, Tô Hoài nhận được 10 đồng nhuận bút mà lúc ấy “giá ba đồng một tạ gạo, mười đồng may được bộ quần áo Tây”.

Chuyen lang van,  lang bao anh 7

Câu 7: Nhà văn Bùi Hiển được báo Ngày nay của Tự lực văn đoàn trả bao nhiêu tiền nhuận bút cho truyện ngắn Nằm vạ?

  • 2 đồng
  • 4 đồng
  • 6 đồng
  • 8 đồng

Truyện ngắn Nằm vạ của nhà văn Bùi Hiển in trên báo Ngày nay của Tự lực văn đoàn vào tháng 9/1940, với lời giới thiệu của nhà văn Thạch Lam: “Đó là một bức tranh có giá trị về cảnh sinh hoạt trong làng xóm: Lối viết của ông giản dị và mạnh mẽ, thoáng qua một chút duyên kín đáo, và có nhiều nhận xét tinh vi”. Ngày nay sau đó đã trả cho Bùi Hiển 4 đồng nhuận bút. Số tiền này tương ứng với 1 chỉ vàng khi ấy.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm