Trên đường Kim Mã (Ba Đình), vạch sơn kẻ phần vỉa hè dành cho người đi bộ rộng từ 2-3 ô gạch, chỉ đủ cho một người di chuyển. |
Đoạn từ số nhà 185 đến 203 trên đường Kim Mã dài khoảng 10 m nhưng có đến 4 “chướng ngại vật” trên vỉa hè là các bốt điện, cột điện, khiến người đi đường phải né tránh, nhiều người phải đi xuống lòng đường. |
Khu nhà cao tầng từ số 3 đến 9 đường Liễu Giai (Ba Đình) xây tường rào bao xung quanh, phần vỉa hè chỉ còn khoảng 30 cm. |
Trên tuyến phố Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm), một dãy nhà từ số 51A đến 51D có phần cửa nhà sát với mặt đường, xe máy phải để xuống cả lòng đường. |
Người đi bộ hòa vào dòng phương tiện đang di chuyển dưới lòng đường. |
Trong khi đó, vỉa hè trên đường Xã Đàn (Đống Đa) khá rộng nhưng xuất hiện một bốt đựng rác của công ty môi trường chắn ngang lối đi. |
Nhiều người đi bộ đến đoạn này phải nhảy xuống lòng đường. |
Người đi bộ tràn xuống lòng đường. |
Vỉa hè có chiều rộng khác nhau trước hai căn nhà sát nhau trên phố Tây Sơn (Đống Đa). |
Vỉa hè giành cho người đi bộ nay được ưu tiên để xe máy, nhiều xe để dưới lòng đường. |
Bốt điện, thùng rác "đẩy" người đi bộ xuống lòng đường. |
Trong khi đó, một số tuyến phố nhỏ hơn, dường như không có khái niệm vỉa hè. Cả tuyến đường Quan Nhân (Thanh Xuân) rất ít đoạn có vỉa hè, hầu như cửa nhà dân liền với lòng đường. |
Phố Mai Anh Tuấn (Đống Đa) cũng có tình trạng tương tự. |
Cửa nhà sát với lòng đường trên phố Hồ Đắc Di. |
Cột điện trên phố Đê La Thành choán hết phần đường của người đi bộ. Ảnh: Hoàng Mạnh. |
Tuyến đường này thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn trong khi trẻ nhỏ vô tư chạy nhảy trên đường phố. |
Cửa hàng vật liệu trên phố Đê La Thành chiếm lối của người đi bộ. Ảnh: Hoàng Mạnh. |