Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Nếu nhà nước không thu phí, bảo kê sẽ thu tiền sử dụng vỉa hè'

Tiến sĩ Lương Hoài Nam, chuyên gia giao thông khẳng định nếu nhà nước không cho thuê vỉa hè để thu phí thì sẽ có lực lượng ‘bảo kê’ ngầm đến thu tiền của người dân.

'Sẽ có lực lượng đến thu phí bảo kê vỉa hè' Tiến sĩ Lương Hoài Nam, chuyên gia giao thông khẳng định nếu nhà nước không cho người dân thuê lại sẽ có đội ngũ bảo kê đến thu phí vỉa hè.

Sáng 24/3, tại buổi tọa đàm trực tuyến "Vỉa hè, chống ùn tắc và trách nhiệm công dân", tiến sĩ Lương Hoài Nam khẳng định bản thân ông rất hoan nghênh trước chiến dịch ra quân đòi lại vỉa hè của Hà Nội và TP.HCM.

Theo tiến sĩ Nam, vỉa hè thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Việc kinh doanh, lấn chiếm trên vỉa hè là trái pháp luật, cần bị xử lý.

Theo ông Nam, vỉa hè bị lấn chiếm liên quan tới 2 vấn đề. Thứ nhất, “nền kinh tế vỉa hè” bao gồm kinh tế mặt tiền và kinh tế hàng rong. Thứ hai là kết cấu giao thông vận tải. Nếu chúng ta chỉ chăm chăm làm sạch vỉa hè, không thay đổi kết cấu giao thông, giảm tỷ lệ phương tiện cá nhân, tăng phương tiện giao thông công cộng thì không giải quyết được gốc rễ vấn đề.

Cho thue de han che bao ke via he anh 1

Tiến sĩ Lương Hoài Nam cho biết nếu nhà nước không thu phí cho thuê vỉa hè sẽ có lực lượng bảo kê đến thu phí của người dân. Ảnh: Văn Chương.

Ông Nam cho rằng để hạn chế lấn chiếm vỉa hè, các thành phố nên cho người dân thuê lại một phần vỉa hè để để xe. Theo đó, nếu chủ nhà sinh sống ở mặt đường mà có nhu cầu, chính quyền địa phương có thể đáp ứng thì nên cho phép họ thuê 2 m bề rộng trên vỉa hè để xe máy của gia đình mình.

“Không thể miễn phí được, bởi vỉa hè là đất đó là đất công. Vỉa hè có công năng chính là để đi bộ nơi nào có thể bố trí được có thể phục vụ công năng khác nữa và công năng đó phải được thu phí”, ông Nam khẳng định.

Cho thue de han che bao ke via he anh 2

Ông Nam nói rằng cần cho người dân thuê lại vỉa hè. Ảnh: Lê Hiếu.

Theo vị này, nếu nhà nước không cho thuê vỉa hè để thu phí thì chắc chắn lực lượng bảo kê sẽ đến thu phí của người dân. Mấy tháng sau chiến dịch, tình trạng lấn chiếm vỉa hè sẽ quay trở lại. Nếu nhà nước không thu phí vỉa hè thì chắc chắn sẽ có người khác đến thu.

“Khi nhà nước đã ký hợp đồng cho thuê vỉa hè, có diện tích kẻ ô trắng, không một ai dám đến thu phí nữa. Khi ‘bảo kê’, người dân chìa hợp đồng ra và có thể báo công an”, tiến sĩ Nam nói.

Giá trị đất mặt phố từ hàng chục triệu, hàng trăm triệu, thậm chí có nơi lên tới hàng tỷ đồng/m2. Với giá trị như vậy, khi cơ quan quản lý buông lỏng, sẽ có ai đó sẵn sàng lấn chiếm, và có lực lượng bảo kê.

Về vấn đề này, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia khẳng định việc sử dụng vỉa hè cho mục đích phi giao thông đã được giao cho UBND các tỉnh, thành phố.

Theo ông Hùng, luật không có câu nào nói vỉa hè chỉ để đi bộ, tuy nhiên chức năng căn bản của nó là đi bộ phải được đưa lên cao nhất. Việc có cho thuê lại vỉa hè hay không giao cho chính quyền địa phương tổ chức cho phù hợp. Nếu không ảnh hưởng đến người đi bộ thì có thể cho thuê được

Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM) cho rằng vỉa hè vẫn thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước, các đơn vị chỉ tạm sử dụng.

Trên cơ sở để xuất của các quận huyện, năm 2009 UBND TP.HCM cũng ban hành danh sách các tuyến đường nào được sử dụng để kinh doanh buôn bán, được đậu xe, được để xe tự quản trước nhà. UBND quận, huyện được kẻ vạch, và quản lý, sử dụng tạm thời. Đối với kinh doanh buôn bán không thu phí, chỉ thu phí khi giữ xe công cộng.

Bãi gửi xe máy vỉa hè đẩy khách chờ xe buýt xuống lòng đường

Hành khách, bệnh nhân đi xe buýt tuyến 01 phải đứng dưới lòng đường đợi khi điểm chờ trên vỉa hè phố Quán Sứ (Hà Nội) luôn luôn bị quây kín bởi những chiếc xe máy.

 

 

Văn Chương

Bạn có thể quan tâm