Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vị vua bất lực thổ lộ chuyện đời mình trên bia đá

Mỗi vị vua đều có nỗi khổ tâm riêng, nhưng để tự bộc bạch ra với thiên hạ chuyện đời mình, sau đó cho khắc lên bia đá ở nơi an nghỉ cuối cùng thì chỉ có duy nhất vua Tự Đức.

Trong cuốn Vua trẻ trong lịch sử Việt Nam, tác giả Vũ Ngọc Khánh cho biết, vua Tự Đức (vị vua có thời gian ngự trên ngai vàng lâu nhất của triều Nguyễn (1847-1883) là người ham học, hiểu biết rộng, có tài thi văn, có hiếu với cha mẹ, nhà vua cũng rất chăm chỉ không để công việc trễ nải… thế nhưng cuộc đời vua lại chứa đựng những bi kịch.

Vi vua bat luc tho lo chuyen doi cua doi minh anh 1
Chân dung vua Tự Đức

Tác giả sách cho biết, ngay hôm đăng quang, lấy niên hiệu là Tự Đức, chàng trai trẻ Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con thứ 2 của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng (Từ Dụ hoàng thái hậu) đã phải chứng kiến cảnh tượng bi đát, anh trai ông là Nguyễn Phúc Hồng Bảo (con lớn, nhưng lại là con vợ thứ, Quý nhân Đinh Thị Hạnh) uất ức ngất giữa triều đường. Sau đó, phái Hồng Bảo tung nhiều tin tức gây dư luận không hay cho Tự Đức như chuyện gây mối ngờ Tự Đức không phải là con vua Thiệu Trị, mà chính là con của Trương Đăng Quế. Bà vợ ông này chơi thân với bà Nguyễn Thị Hằng, đã tìm cách đánh tráo đôi trẻ sơ sinh, để đưa con họ Trương vào thế chỗ, giành ngai vàng.

Bi kịch của một vị vua

Không dừng lại ở đó, Hồng Bảo còn câu kết với bên ngoài tìm cách lật đổ Tự Đức. Việc bị phát hiện, Tự Đức đã bắt giam Hồng Bảo cho chết ở trong ngục. Điều này khiến cho ông bị mang cái tiếng giết anh, phạm vào điều cốt nhục tương tàn.

Tiếp sau đó, Đoàn Trưng là rể của Tùng Thiện Vương (em rể Tự Đức) đã gây cuộc binh biến để đưa con Hồng Bảo là hoàng tôn Ưng Đạo lên ngôi và suýt nữa giết chết ông. Dập tắt cuộc bạo loạn này, Tự Đức cho xử tử cả nhóm Đoàn Trưng và mẹ con Ưng Đạo (lại thêm một vụ cốt nhục tương tàn).

Trong thời gian Tự Đức trị vì, dù có những nỗ lực, song có nhiều biến cố xảy ra, khiến đất nước ngả nghiêng chao đảo, mà trách nhiệm chính lại thuộc về vua. Nhiều vụ nổi loạn xảy ra như vụ Chày Vôi của dân phu công nhân xây dựng Vạn niên Lăng (sau đổi thành Khiêm Lăng), cuộc nổi lên của nhóm Lê Duy Cự, Cao Bá Quát, rồi nạn giặc Tam Đường… khiến cho vua luôn buồn rầu, lo nghĩ.

Cũng thời điểm đó nước ta bị thực dân Pháp xâm lăng. Năm 1862 triều đình Huế buộc phải ký hòa ước Nhâm Tuất để Pháp chiếm 3 tỉnh phía Đông Nam Kỳ. Một phái đoàn thương thuyết do Phan Thanh Giản đứng đầu được cử sang Pháp chuộc đất, song không đạt được kết quả gì. Pháp tiếp tục chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, rồi xâm lược Bắc Kỳ, buộc triều đình phải ký tiếp hòa ước Giáp Tuất (1874)…

Về đời tư, Tự Đức có nỗi buồn riêng là mặc dù có nhiều cung tần mỹ nữ, song do thể trạng suy nhược và mất khả năng sinh dục do biến chứng khi bị bệnh đậu hồi nhỏ (bất lực), nên không sinh được người con nào để nối dõi (người xưa coi tuyệt tự là một trong 3 tội lớn). Cuối cùng vua phải nhận 3 người cháu làm con nuôi đó là Nguyễn Ưng Ái (sau này là vua Dục Đức), Nguyễn Ưng Đăng (sau này là vua Kiến Phúc), Nguyễn Ưng Đường (sau này là vua Đồng Khánh).

Thổ lộ chuyện đời mình trên bia đá

Tự Đức tự xây lăng mộ cho mình khi mới 35 tuổi, có lẽ vì vua lo nghĩ mình vốn suy nhược, sợ có thể đi bất cứ lúc nào.

Sách Đại Nam thực lục chép: Tháng 9 năm Tự Đức thứ 17 (1864), vua “chuẩn định ngôi Vạn niên cát địa [sinh phần] ở địa phận núi, thuộc xã Dương Xuân thượng, huyện Hương Thủy. Sai quan có chức trách khởi công xây dựng, tóm đặt tên là Khiêm cung khởi công vào mùa đông tháng 11”. Sau hơn 3 năm xây dựng thì hoàn thành.

Vi vua bat luc tho lo chuyen doi cua doi minh anh 2
Toàn cảnh nhà bia ở Khiêm lăng.

Năm 1871, Tự Đức viết văn bia cho mình. Sau đó vua cho dựng bia để khắc bài văn này (Khiêm cung ký). Theo Châu bản triều Nguyễn, Bộ Công đã phúc trình vào ngày 12 tháng 6 năm Tự Đức 27 (1874), về kích thước và số lượng chữ khắc như sau: “Bia Khiêm cung trong lòng dài 6 thước 3 tấc, rộng 3 thước 6 tấc. Mặt trước chia làm 46 hàng, trước và sau để trống 2 hàng ngự chế. Bài kí trên bia Khiêm cung tổng cộng có 5.109 chữ”.

Châu bản triều Nguyễn còn cho biết nhà vua châu điểm trên bản tấu của Bộ Công vào ngày 20 tháng 6 năm Tự Đức 32 (1879) rằng: “Khâm thiên giám chọn ngày mùng 2 tháng 7 dựng chân bia; Ngày 20 tháng 7 dựng thân bia. Đổng lý đôn đốc 1.000 biền binh thực hiện công việc dựng bia kí ở Khiêm cung”.

Khác với bia của Gia Long, Thiệu Trị (văn bia của vua cha là do vua con soạn) thường ca ngợi tính tình đức độ và công nghiệp của vua cha, văn bia của Tự Đức lại không như thế. Tác giả Tôn Thất Bình trong sách Kể chuyện các vua triều Nguyễn cho biết, vua Tự Đức không có con nên tự viết văn bia cho mình.

Qua văn bia ở Khiêm lăng (Khiêm cung ký) nhà vua muốn thổ lộ tâm sự. Một ông vua trị vị trên ngai vàng quá lâu, trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, thay đổi cho nên “không khỏi tiếng thị phi”. Đây cũng là một phương cách nhìn lại bản thân và đánh giá những việc làm của vua Tự Đức trong thời gian trị vì:

Vi vua bat luc tho lo chuyen doi cua doi minh anh 3
Bia Khiêm Cung Ký do vuaTự Đức soạn thảo

“ […] Tính ta lại ít nói, hay thẹn thùng, cho nên không phải bạn chí thân, dù là thân cận đại thần gặp nhau lúc vào triều thì cũng ít khi bàn việc quan hay lên mặt như kẻ khác, do đó hầu như ta có rất ít người để giao thiệp nhưng ta vẫn cứ yên vui sống trong lặng lẽ và vụng về ấy.

Khí huyết ta vốn yếu đuối, thân thể thường gầy gò, trong lúc tuổi trẻ đang yên ổn này mà việc nối dõi còn khó có thể an ủi được lòng mong chờ của cha mẹ, thật quá hổ thẹn, nhưng đang buổi đầu ta chưa quan tâm lắm.

Gần đến tuổi trưởng thành, vào tháng sáu bỗng mắc bệnh đậu mùa rất nguy kịch, nhờ cha mẹ hết sức thuốc thang cầu đảo, tháng tám mới khỏi.

[…] Còn như việc giặc cướp trong ngoài có lúc làm mê loạn lòng người nhưng rồi cũng yên, ấy là nhờ vào sức mọi người chứ mình ta thì chẳng làm gì được.

Bất đắc dĩ phải đánh qua loa cho xong chuyện nhưng dân thì ngày càng quấy nhiễu. Để thôi mệt nhọc, nhân giặc cầu hòa ta đành phải sai sứ cùng chúng hội ước, những nhà nho lão thành, những đại thần uy vọng đều lấy làm bùi ngùi và xin đi, rồi chẳng hiểu sao lại quá dễ dãi trong việc thương thuyết mà trở về. Các triều đã dày công khó nhọc mở mang đất đai tụ họp dân chúng, bỗng nhiên một sớm thảy giao cho địch, họ đã chọn lấy cái họa nhỏ nên đã dùng cái chết để khỏi nhục mạng vua, quả như thế chăng? Khiến ta cùng với một bề tôi thân cận chẳng làm sao hơn, chỉ còn biết nhìn nhau mà nuốt nước mắt, đành đắc tội với tông miếu và thiên hạ […]”.

Những vị vua không màng cung tần mỹ nữ vì yêu đàn ông

Alexander đại đế, hoàng đế Nero, vua nước Vệ của Trung Hoa, vua Phổ… đều có những mối tình đồng tính.




Nhan cach 'oc muon hon

Nhân cách 'ốc mượn hồn" là gì?

0

Sự trao đổi giữa người với người không thể nào cứ thông thuận mãi được, sẽ có mâu thuẫn, xung đột, không vui, muốn giải quyết những vấn đề này vẫn nên quay về giải quyết từ bản thân chuyện trao đổi.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm