Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vị thế của đồng USD bị đe dọa

Đồng USD đang đứng trước nguy cơ đánh mất vai trò đồng tiền dự trữ toàn cầu.

Theo CNN, khoảng 60% trong số 12.800 tỷ USD dự trữ tiền tệ toàn cầu được giữ dưới dạng USD. Điều này đem lại cho Mỹ nhiều lợi thế so với hầu hết quốc gia trên thế giới.

Từ lâu, đồng USD đã trở thành vũ khí lớn nhất của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, sau 80 năm thống trị, đồng USD đang đứng trước nguy cơ đánh mất vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu.

Đặc quyền lớn

Các khoản nợ của chính phủ Mỹ được hỗ trợ bằng đồng USD thường hấp dẫn nhờ lãi suất thấp. Mỹ có thể đi vay từ các quốc gia khác bằng chính đồng nội tệ. Do đó, nếu USD mất giá thì nợ cũng vậy.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Mỹ có thể thực hiện nhiều giao dịch quốc tế thông qua USD mà không phải trả phí chuyển đổi.

Song, quan trọng nhất, trong một số trường hợp, Mỹ có khả năng cắt đứt quyền tiếp cận của USD với các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, từ đó cô lập và đánh kiệt quệ nền kinh tế đó.

Dong USD bi de doa anh 1

Khoảng 40% giao dịch trên thế giới sử dụng USD. Ảnh: FED.

Raghuram Rajan - cựu Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ - gọi sức mạnh này là “vũ khí hủy diệt hàng loạt” về kinh tế.

Mỹ đã "kích nổ" loại vũ khí nhắm vào Nga vào cuối tháng 2 sau khi quốc gia này tấn công Ukraine. Chỉ cần sử dụng USD như công cụ trừng phạt, Mỹ đã có thể đóng băng một phần kho dự trữ ngoại hối trị giá 630 tỷ USD và phá hoại sâu sắc tỷ giá hối đoái của đồng RUB mà không cần quân đội tham chiến.

Nhưng, việc sở hữu những đặc quyền của đồng USD cũng sẽ khiến các quốc gia khác lo ngại. Để bảo vệ nền kinh tế, một số quốc gia đã tìm mọi cách đa dạng hóa các khoản đầu tư từ USD sang đơn vị tiền tệ khác. Tình trạng này nhanh chóng đẩy tiền tệ dự trữ của đất nước gặp khó khăn.

Michael Hartnett - chiến lược gia của Ngân hàng Mỹ - cho biết việc vũ khí hóa đồng USD có thể dẫn đến sự suy yếu của chính nó.

“Động thái Balkan hóa (thuật ngữ địa chính trị, thường dùng để ám chỉ việc chia cắt lãnh thổ) hệ thống tài chính sẽ làm xói mòn vai trò đồng tiền dự trữ của Mỹ”, Hartnett nhận định.

Chưa thể soán ngôi USD

Theo một tài liệu nghiên cứu mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ trọng USD trong dự trữ quốc tế đã giảm mạnh trong 2 thập kỷ qua, trùng thời điểm Mỹ bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố và các biện pháp trừng phạt khủng bố.

Kể từ đó, 1/4 lượng dự trữ được chuyển từ USD sang CNY (nhân dân tệ) và 3/4 còn lại chuyển sang tiền tệ của các nước nhỏ hơn.

“Những thay đổi này có thể cung cấp sự gợi ý về cách hệ thống quốc tế sẽ phát triển trong tương lai”, nội dung tài liệu này cảnh báo.

Hiện tại, Nga và Trung Quốc đang hy vọng sẽ dẫn dắt sự phát triển của hệ thống quốc tế.

Dong USD bi de doa anh 2

Tỷ trọng giao dịch của USD trên thế giới vẫn vượt trội so với hầu hết đơn vị khác. Ảnh: ChinaDaily.

Hôm 31/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ chấm dứt hoạt động xuất khẩu khí đốt sang các quốc gia không mở tài khoản ở ngân hàng Nga và từ chối thanh toán bằng đồng RUB.

Lượng khí đốt và dầu thô nhập khẩu từ Nga của Liên minh châu Âu (EU) lần lượt chiếm 40% và 30%. Tình thế này khiến EU không có nhiều sự thay thế dễ dàng.

Trong khi đó, Saudi Arabia đang đàm phán với Bắc Kinh nhằm chuyển đổi đơn vị thanh toán dầu từ USD sang CNY. Dù vị thế của USD đang lung lay, viễn cảnh nước Mỹ đánh mất đặc quyền nội tệ vẫn khó xảy ra.

Trung Quốc đã cố gắng thúc đẩy đồng CNY trong nhiều năm qua. Tuy vậy, chỉ có 3% giao dịch toàn cầu được thực hiện bằng đồng tiền này so với con số 40% của USD. Mặt khác, Mỹ đang sở hữu thị trường chứng khoán lớn và có tính thanh khoản cao nhất thế giới nhờ dòng vốn nước ngoài chảy vào liên tục.

Theo Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài toàn cầu trong năm 2021 tăng 77%, ước tính khoảng 1.650 tỷ USD. Trong đó, các khoản đầu tư vào Mỹ đã tăng 114%, khoảng 323 tỷ USD.

Nga có thể thu về 321 tỷ USD nhờ xuất khẩu dầu khí

Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ước tính thặng dư tài khoản vãng lai của Nga có thể đạt 240 tỷ USD, cao gấp đôi năm ngoái.

Mỹ đối mặt rủi ro lớn nếu hỗ trợ khí đốt cho châu Âu

Các lô hàng xuất khẩu khí đốt ra nước ngoài nhằm thay thế nguồn cung cấp của Nga ở châu Âu đang tăng giá năng lượng tại Mỹ.

Ngọc Phương Linh

Bạn có thể quan tâm