Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao Từ Hiểu Đông chỉ coi trọng Nhất Long tại làng võ Trung Quốc?

Từ Hiểu Đông vốn không coi trọng võ thuật cổ truyền Trung Quốc và anh nói đây chỉ là lừa bịp. Trong làng võ Trung Quốc, Từ Hiểu Đông chỉ xem trọng mỗi Nhất Long.

"Võ thuật Trung Quốc chỉ là vẽ vời mà thôi. Không ai trong số họ có khả năng đánh đấm. Tất cả bậc thầy võ học hay đại sư thật ra chỉ đang lừa người khác. Thứ võ học đó cả đời chỉ để biểu diễn", Từ Hiểu Đông đã nói như vậy về võ thuật cổ truyền Trung Quốc.

Nhưng điều kỳ lạ là anh lại coi trọng Nhất Long và mong muốn có một lần được thượng đài để phân tài cao thấp. Trong khi với người Trung Quốc, Nhất Long luôn được biết đến với danh nghĩa một đồ đệ Thiếu Lâm, và võ thuật Thiếu Lâm vốn được coi là lâu đời nhất, là căn nguyên khai sinh những môn võ cổ truyền khác.

nhat long dau tu hieu dong anh 1
Nhất Long là niềm tự hào của võ thuật Trung Quốc.

Nhất Long không phải đệ tử Thiếu Lâm?

Nhiều người nhầm Nhất Long là đệ tử của Thiếu Lâm tự nhưng thực tế lại không phải vậy. Võ sĩ này cạo trọc đầu, luôn diện quần vàng như các đệ tử Thiếu Lâm nhưng thực tế lại chưa từng nhập môn Thiếu Lâm. Tại Trung Quốc, không ai biết Nhất Long là đệ tử của vị cao tăng nào, và các trang thông tin hay báo chí của đất nước tỷ dân cũng không rõ Nhất Long luyện võ Thiếu Lâm khi nào, với ai.

Khi người hâm mộ tra cứu thông tin trên Internet, thông tin về nguồn cội võ học của Nhất Long chỉ đơn thuần được ghi là đã có thời gian học võ Thiếu Lâm, từng học Vịnh Xuân... và không hơn. Chính võ sĩ này cũng chưa một lần khẳng định anh là môn đồ của Thiếu Lâm tự.

Bản thân danh xưng "Đệ nhất Thiếu Lâm" mà người ta gán cho Nhất Long tới nay cũng bị nghi ngờ chỉ là một sản phẩm của truyền thông mà thôi, hoặc do Nhất Long mượn danh Thiếu Lâm để nổi tiếng. Thông thường, các võ sư Thiếu Lâm chọn cách tu luyện tại chùa chứ không ham ăn thua để đi giao đấu.

nhat long dau tu hieu dong anh 2
Không ai biết Nhất Long đã học võ công Thiếu Lâm tự từ đâu.

Chính Nhất Long cũng đã tuyên bố từ bỏ danh xưng "Đệ nhất Thiếu Lâm" năm 2017, khi anh thất bại trước Sitthichai Sitsongpeenong. Nhất Long cho hay anh không muốn làm vấy bẩn thanh danh Thiếu Lâm nữa mà chọn cho mình biệt danh khác là "con hổ Sơn Đông", theo tờ QQ đưa tin.

Bên cạnh đó, võ công của Nhất Long không phải chỉ có Thiếu Lâm tự. Anh còn luyện nhiều môn võ khác trong đó có cả các môn võ đối kháng hiện đại. Giờ đây, truyền thông Trung Quốc nhận định bên trong Nhất Long có cả võ học cổ truyền và võ học hiện đại.

Như vậy xét rộng ra, Nhất Long không phải là môn đồ của một môn võ cổ truyền Trung Quốc nào mà theo Từ Hiểu Đông chỉ là "múa may và rồi chẳng bao giờ dám bước lên đài". Võ công của Nhất Long là tập hợp của nhiều môn võ, giúp anh có thể thực đấu, đối kháng và tất nhiên là kiếm tiền từ các kèo đấu của mình. Xem Nhất Long đánh, người hâm mộ có thể nhận ra cách ra đòn của MMA và boxing nhưng rất khó để thấy đâu là võ công Thiếu Lâm.

'Đệ nhất Thiếu Lâm' ngậm đắng trong lần đầu chạm mặt 'Thánh Muay' Được thi đấu trên sân nhà, Nhất Long nhập cuộc với lối đánh phủ đầu. Tuy nhiên, bản lĩnh của "Thánh Muay" giúp Buakaw dần lấy lại thế trận và giành phần thắng chung cuộc.

Không phải con rùa rụt cổ

Người Trung Quốc có thành ngữ "con rùa rụt cổ" để nói về những kẻ hèn nhát, hay trong võ học là những người không dám nhận lời thách đấu với đối thủ. Nhất Long không phải kẻ như vậy, và có lẽ đây là điều mà Từ Hiểu Đông coi trọng nhất ở võ sĩ đầu trọc.

Bản thân Nhất Long cũng nhiều lần thách đấu các tên tuổi nổi tiếng khác trong làng võ chứ không chờ đợi họ tìm đến anh. Chính Từ Hiểu Đông sau khi hạ hàng loạt võ sư nổi tiếng của Trung Quốc cũng đã nhận lời thách đấu của Nhất Long. Thậm chí cuối năm 2018 đã xuất hiện tin đồn Nhất Long gửi lời thách đấu đến Conor McGregor nổi tiếng.

Những chi tiết trên cho thấy Nhất Long là người muốn đấu và dám đấu, chứ không phải là những võ sư "cả đời chẳng dám bước lên đài thực chiến" như Từ Hiểu Đông từng đề cập. Bên cạnh đó, Nhất Long có sự tự tin khi anh đã nhiều lần hạ gục các cao thủ khác.

nhat long dau tu hieu dong anh 3
Nhất Long trong trận đấu với Banchamek.

Năm 2016, Nhất Long hạ gục võ sĩ được mệnh danh là "Quái vật Trung đông" Seyedisa Alamdarnezam. Đây không phải là chiến thắng thông thường của võ sĩ Trung Quốc bởi Alamdarnezam vốn được coi là tử thù của võ thuật đất nước tỷ dân khi trước đó anh chưa một lần chiến bại trước các võ sĩ Trung Quốc.

Cuối cùng, Alamdarnezam thua Nhất Long về điểm số. Đây cũng là thất bại hiếm hoi của nhà vô địch Muay Thái Iran 10 lần liên tiếp.

Năm 2017, Nhất Long còn có chiến thắng vang dội hơn trước Buakaw Banchamek, người vẫn được coi là võ sĩ Muay Thái số một thế giới. Chiến thắng này của Nhất Long càng ngọt ngào hơn nếu biết rằng năm 2016, anh từng thua Bukaw bằng tính điểm trên chính đất Trung Quốc. Với khả năng chịu đòn đáng nể, Nhất Long cuối cùng đánh bại đối phương bằng những cú đấm mạnh mẽ của mình.

Và đó chỉ là hai trong số nhiều chiến thắng của Nhất Long. Theo những thống kê không đầy đủ, Nhất Long trong sự nghiệp đã có hơn 100 chiến thắng khi thượng đài. Rõ ràng anh là một kẻ dám nói dám làm chứ không phải là "con rùa rụt cổ", xứng đáng nhận được sự tôn trọng của Từ Hiểu Đông.

2 trận tỉ thí để đời của 'đệ nhất Thiếu Lâm' với đặc nhiệm Mỹ Ở làng võ thuật Trung Quốc, Nhất Long được mệnh danh là "Đệ nhất Thiếu Lâm". Qua loạt trận tỉ thí trong sự nghiệp, lần đối đầu đặc nhiệm Adrien Grotte khiến Nhất Long nhớ hơn cả.

‘Hạ Từ Hiểu Đông, Nhất Long sẽ trừ được họa cho võ lâm Trung Quốc’

Tờ Gf521 kỳ vọng “Đệ nhất Thiếu Lâm” Nhất Long trong tương lai có thể đánh bại Từ Hiểu Đông để lấy lại thể diện cho võ thuật truyền thống Trung Quốc.

Cao thủ Thái cực quyền trở thành trò tiêu khiển cho đối thủ nơi võ đài

Cao thủ Điền Dã của môn Thái cực quyền không khác gì "con mồi" của võ sĩ taekwondo Trương Long. Điền Dã sau một hồi bị "vờn" cuối cùng đã chịu thất bại muối mặt.




Phúc Long

Bạn có thể quan tâm