Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao tiền cotton nhiễm khuẩn vẫn được 'ưa chuộng'?

Xuất hiện phổ biến trong lưu thông, tiền giấy mệnh giá từ 2.000 đồng trở xuống- dù nhiễm khuẩn - vẫn được dùng thường xuyên, một phần vì tiền xu bị chối bỏ.

Vì sao tiền cotton nhiễm khuẩn vẫn được 'ưa chuộng'?

Xuất hiện phổ biến trong lưu thông, tiền giấy mệnh giá từ 2.000 đồng trở xuống- dù nhiễm khuẩn - vẫn được dùng thường xuyên, một phần vì tiền xu bị chối bỏ.

Bán thịt lợn tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Hà Nội), chị Huyền cho biết, ngày nào cũng như ngày nào, về đến nhà chị phải lọc các loại tiền ra ngay. Tiền nhỏ các loại mệnh giá dưới 5.000 đồng chị dồn thành một cục, sau đó đồng nào hơi cũ nhưng vẫn tiêu được sẽ giữ lại để phiên chợ sau đi trả lại, những đồng mới hơn được chị Huyền cất đi, để chi tiêu dần hoặc phòng thời điểm khan tiền lẻ.

Khi nghe thông tin tiền lẻ mệnh giá dưới 2.000 đồng nhiễm khuẩn E.Coli, chị Đào, bán cá tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội ) thấy bối rối, nhưng không bất ngờ. “Trao đi trao lại, từ hàng cá, hàng rau, đến hàng thịt. Người bán cầm vào thực phẩm sống, xong lại cầm tiền. Thậm chí có người vẫn giữ thói quen nhấm nước miếng để đếm tiền… thì có vi khuẩn là điều đương nhiên”, chị Đào khẳng định.

Anh Thắng, nhân viên một điểm trông xe tại quận Đống Đa cũng cho biết, cuối ngày nào cũng đếm được vài trăm nghìn đồng đến cả triệu đồng tiền lẻ, chủ yếu là 1.000 đồng và 2.000 đồng, sau đó lại đổi cho những người cần đến tiền lẻ, trong đó có siêu thị tư nhân bên cạnh. Theo nhận xét của anh, đồng tiền giấy các mệnh giá nhỏ khá mỏng, nhanh cũ, nhất là khi tiếp xúc với hơi ẩm và nước. "Những ngày mưa, người gửi xe đưa tiền, tay dính nước, chỉ cần dính nhẹ là đồng tiền ướt ngay và nếu các đồng dính vào nhau thì phải đợi se hoặc khô mới gỡ rời được", anh Thắng nói.

 
 Tiền lẻ mệnh giá dưới 2.000 đồng nhiễm khuẩn E. Coli gây tiêu chảy, nhưng người dân vẫn dùng vì "vật thay thế" là tiền xu có nhiều bất tiện.

Tuy nhiên, hầu hết người dân đều khá ái ngại khi được khuyên sử dụng tiền xu các mệnh giá nhỏ thay thế cho tiền giấy. Theo lời chị Đào, nếu khách thanh toán tiền hàng bằng tiền giấy, kể cả nhàu nát, bẩn, cũ thì được nhận. Ngược lại, nếu thanh toán bằng tiền xu, thì dù có mới kính cong vẫn bị từ chối. "Nhận tiền xu của khách, xong đến khi đem đi trả, người ta cũng không lấy thì rõ ràng chẳng có lý do gì để mình nhận tiền xu của khách", chị Đào tiết lộ. Còn theo lời anh Thắng, không chỉ nặng và cồng kềnh, tiền xu còn dễ mất và hay bị han gỉ, nhìn xấu, nên dù tiền giấy có một số nhược điểm, anh vẫn dùng thường xuyên.

So với tiền polymer mới sản xuất, tiền giấy có một số ưu điểm, nhưng cũng có nhược điểm là dễ rách, bám bẩn rất lâu. Còn tiền polymer mới thì khó rách, khó bám bẩn, không thấm nước nhưng lại dễ bay màu, và đặc biệt là không có mệnh giá nhỏ. Nếu so sánh với tiền cotton cùng mệnh giá, tiền xu có nhược điểm là nặng, cồng kềnh, dễ han gỉ. Đây cũng là nguyên nhân, khoảng 2 năm trở lại đây, tiền xu dần biến mất trong lưu thông dù đây là loại được lưu hành song song

Một trong những “bí mật” về tiền Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước công bố cách đây chưa lâu thì chợ là môi trường khiến cho đồng tiền dễ bị nhiễm bẩn nhất. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho số lượng tiền nát, bẩn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt với các tờ mệnh giá thấp. Ngay cả tiền polymer được sản xuất dựa trên khảo sát khí hậu, môi sinh châu Á, thói quen người Việt, song cũng không tránh khỏi bị nhiễm bẩn. Lý do khiến cho tiền dễ nhiễm bẩn không chỉ bởi giấy nền in, mà còn là chất lượng mực và vi khuẩn chính là thủ phạm gây hủy lớp mực in khiến tiền bị mờ, đồng thời tạo ra mầm bệnh.

Lãnh đạo một ngân hàng tại Hà Nội cho biết, dù bất tiện hơn so với tiền cotton, nhưng tiền xu có tuổi thọ cao hơn nếu được bảo quản tốt. Ông này nói thêm, lấy làm tiếc vì sự "vắng bóng" của loại tiền này trên thị trường. "Tại các nước phát triển, cả tiền giấy và tiền xu vẫn được lưu hành song song. Do đó, không có lý do để người dân Việt Nam từ chối thanh toán bằng tiền kim loại". Tuy nhiên, không chỉ trong lưu thông, chính một số nhà băng cũng chẳng "mặn mà" với 2 loại tiền lẻ là cotton, kim loại dù dịp Tết, các loại này luôn có giá.

Ông Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, nếu so sánh về chi phí, việc in tiền xu thậm chí còn tốn kém hơn so với in tiền cotton. Nhưng tính phổ biến trong lưu thông của tiền xu chưa cao như loại tiền giấy dù vẫn còn giá trị lưu hành vì kém thuận tiện, dễ mất. Còn nếu so với tiền polymer, tiền cotton dù không bền bằng và dễ thấm nước, nhưng hình in sắc nét hơn, lâu phai màu. Tuy vậy, hiện tại chưa có các đồng polymer mệnh giá thấp để thay thế. Do đó, những loại tiền cotton mệnh giá dưới 10.000 đồng vẫn được dùng phổ biến.

Lan Anh

Theo Infonet

Lan Anh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm