Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao mưa đá thường xảy ra vào mùa xuân?

Nền nhiệt thay đổi liên tục do ảnh hưởng của các đợt lạnh ngắn ngày khiến miền Bắc có thể đón thêm các đợt mưa rào, kèm theo dông lốc, mưa đá trong tháng 3.

Những ngày qua, một số tỉnh miền núi Bắc Bộ xuất hiện các hình thái thời tiết cực đoan do ảnh hưởng của không khí lạnh. Bên cạnh dông lốc, sấm sét, Yên Bái và Lai Châu còn xảy ra các trận mưa đá lớn, gây thiệt hại nặng nề cho nhà cửa, hoa màu của người dân.

Lý giải về hiện tượng này, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết mưa đá hình thành bên trong những đám mây đối lưu, bao gồm các hạt băng có kích thước khác nhau.

Hầu hết vùng miền ở nước ta đều nằm trong khu vực bán sơn địa, miền Bắc lại thường phải chịu tác động của các đợt không khí lạnh mạnh tràn về kết hợp với gió hội tụ tây nam trên cao. Chính sự kết hợp này hình thành nên mưa đá.

Hiện tượng mưa đá cũng thường xuất hiện trong các tháng chuyển tiếp giữa thời tiết lạnh sang nóng hoặc ngược lại. Các tháng này thường có sự giao tranh mãnh liệt giữa các phân tử ở 2 khối không khí có bản chất trái ngược nhau. Chính sự giao tranh này tạo nên những vùng đối lưu rất mạnh gây mưa rào và dông, kèm theo mưa đá.

Những ngày cuối tháng 2, miền Bắc đã đón một đợt nắng ấm lên đến 27-29 độ C, một số thời điểm oi nóng như mùa hè. Vì vậy, khi có tác động của không khí lạnh mang theo hơi ẩm tràn xuống đột ngột, khu vực xảy ra hiện tượng mưa dông, sấm chớp và một số nơi xảy ra mưa đá.

Ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng dự báo Thời tiết (Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương), cho biết đợt không khí lạnh này khá yếu và chỉ gây rét cho các tỉnh miền Bắc trong 1-2 ngày. Nền nhiệt thấp nhất tại đồng bằng ở ngưỡng 14-17 độ C, trạng thái mưa rét kéo dài đến hết ngày 4/3.

Đến ngày 5/3, mưa giảm và nhiệt độ bắt đầu có xu hướng tăng nhanh. Những ngày sau đó, khu vực tiếp diễn kiểu thời tiết nắng ấm và đến ngày 9/3, nền nhiệt tại đồng bằng có thể tăng lên ngưỡng 29-32 độ C. Một số nơi ở Tây Bắc Bộ khả năng xảy ra nắng nóng cục bộ khi nhiệt độ lên đến 33-35 độ C.

“Xu hướng nhiệt độ cao, sau đó là các đợt không khí lạnh có độ ẩm lớn ảnh hưởng ngắn ngày sẽ gây ra sự xáo trộn không khí mạnh mẽ. Trong tháng 3, khu vực có thể tiếp tục xuất hiện những trận mưa rào và dông, khả năng kèm theo mưa đá như tối 2/3”, ông Năng cho biết.

Trước đó, ảnh hưởng của không khí lạnh từ tối 2/3 đã khiến 5 tỉnh miền núi gồm Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu và Sơn La xảy ra các hiện tượng mưa đá kèm theo dông lốc. Tổng lượng mưa tại các khu vực dao động trong khoảng 50-90 mm.

Thống kê ban đầu cho biết mưa lũ khiến 1 người chết ở Hà Giang do bị điện giật, 14 người bị thương gồm 4 người Yên Bái và 10 người Hà Giang.

Có 348 ngôi nhà bị sập, hơn 4.500 ngôi nhà tốc mái và hư hỏng. 22 điểm trường và 2 công trình văn hóa tốc mái, 26 cột điện bị đổ. Hơn 1.000 ha hoa màu, lúa và cây trồng lâu năm bị thiệt hại và 229 cây xanh gãy đổ.

Một người chết, 14 bị thương do mưa lũ

Chỉ trong 2 ngày, mưa lũ tại các tỉnh miền núi Bắc Bộ đã khiến 1 người chết và 14 người bị thương, hàng trăm ha hoa màu thiệt hại và hơn 4.500 mái nhà hư hỏng.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm