Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao máy bay Indonesia liên tục gặp sự cố?

Trong vòng chưa đầy 8 tháng, 3 chiếc máy bay của Indonesia liên tiếp gặp nạn. Các chuyên gia cho rằng đội máy bay cũ kỹ, quyết định bay trong thời tiết xấu có thể là nguyên nhân.

Cận cảnh phần thân máy bay Herchules C-130 trong vụ tai nạn hồi tháng 6. Ảnh:
Cận cảnh phần thân máy bay Herchules C-130 trong vụ tai nạn hồi tháng 6. Ảnh: Twitter
Herchules C-130

Hôm 30/6, máy bay vận tải Hercules C-130 của không quân Indonesia, chở 113 người, khởi hành từ thành phố Medan vào lúc 12h08, hành trình tới quần đảo Natuna. Tuy nhiên, chỉ 2 phút sau khi cất cánh, chiếc phi cơ rơi xuống một khu vực dân cư khiến toàn bộ người trên máy bay và 3 người dưới mặt đất thiệt mạng. Trước khi gặp nạn, phi công đã liên lạc với trạm kiểm soát và yêu cầu được quay về do trục trặc kỹ thuật.

Theo kết quả điều tra ban đầu, bộ phận gặp sự cố là động cơ cánh phải. Cánh quạt nhừng hoạt động khiến máy bay nghiêng. Sau đó, nó đột ngột hạ thấp, lộn vòng và rơi xuống đất.

Trước bối cảnh phi cơ không quân gặp nạn, tổng thống Indonesia đã yêu cầu các cơ quan chức năng của nước này tiến hành kiểm tra lại toàn bộ máy bay và phương tiện khí tài của quân đội để có kế hoạch hiện đại hoá và đổi mới sau vụ việc.

Một nghiên cứu của hãng Boeing chỉ ra rằng, hiện nay, lỗi kỹ thuật chiếm khoảng 20% nguyên nhân các vụ tai nạn máy bay.

QZ8501

Một mảnh vỡ của máy bay AirAsia được vớt lên từ biển Java sau tai nạn. Ảnh: Reuters

Theo nhận định của nhà phân tích hàng không Kyle Bailey, yếu tố bất lợi về thời tiết kết hợp với sơ suất của con người có thể là nguyên nhân dẫn dến nhiều vụ tai nạn thảm khốc. Đó là những gì đã xảy ra với QZ8501 của hãng hàng không Air Asia vào hôm 28/12 năm ngoái, khi nó chạm trán với đám mây tích điện ở độ cao khoảng 15.000 m.

"Trong những phút cuối, phi cơ đã tăng độ cao với tốc độ vượt quá giới hạn bình thường. Sau đó, nó bị khựng lại", Telegraph dẫn lời Ignasius Jonan, bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Indonesia, nói.

Trước đó, tại phiên điều trần của quốc hội, ông Jonan cho biết, dữ liệu trong radar cho thấy chiếc Airbus A320-200 của hãng hàng không Air Asia từng tăng độ cao với tốc độ hơn 1,83 km/phút trước khi tai nạn xảy ra.

"Máy bay phản lực chiến đấu cũng hiếm khi tăng độ cao ở tốc độ đó", ông nói.

TGN267

Một chiếc máy bay ATR 42 của hãng Trigana Air. Ảnh: Straits Times
Máy bay tầm ngắn ATR-42 số hiệu TGN267 của hãng Trigana Air, chở theo 54 người, mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu vào lúc 14h55 ngày 16/8. Nó mất tích khi đang thực hiện hành trình bay từ sân bay Sentani ở thành phố Jayapura tới sân bay Oksibil của tỉnh Papua. Thời gian bay dự kiến khoảng 50 phút và phi cơ đã cất cảnh khoảng nửa giờ.

Beni Sumaryanto, giám đốc hãng Trigana Air, cho biết: "10 phút trước thời gian hạ cánh dự kiến, phi cơ đã liên lạc với trạm kiểm soát không lưu tại sân bay Oksibil và yêu cầu hạ độ cao".

Bên cạnh đó, theo Detiknews, một số nhân chứng đã trông thấy máy bay rơi ở làng Bape, khu vực vùng núi Bintang thuộc tỉnh Papua. Dù giới chức chưa rõ lý do khiến máy bay mất tích, nhiều chuyên ra cho rằng, máy bay có thể đã rơi vì thời tiết xấu. Thời điểm phi cơ cất cánh, thời tiết tương đối tốt nhưng một số cơn bão xuất hiện ở khu vực miền núi trùng với đường bay của nó.

Các nhà điều tra cũng không bỏ qua khả năng trục trặc kỹ thuật. Theo Guardian, Trigana Air là hãng hàng không nội địa của Indonesia, bị liệt vào danh sách đen những hãng bị cấm của Liên minh châu Âu kể từ năm 2007. Các hãng hàng không bị cấm hoạt động trong không phận châu Âu do 2 nguyên nhân: lo ngại về tiêu chuẩn an toàn hoặc môi trường pháp lý tại quốc gia chủ quản. 

Hãng này từng vướng 14 sự cố nghiêm trọng kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1991, theo cơ sở dữ liệu trực tuyến Mạng An toàn Hàng không. Nếu tính cả sự cố mới nhất này, 10 máy bay của Trigana Air gặp tai nạn. 

Người dân nhìn thấy máy bay Indonesia đâm vào núi

Giám đốc Cơ quan Vận tải Hàng không Indonesia cho biết người dân đã tìm thấy mảnh vỡ của máy bay ATR-42 mất tích ở khu vực Papua hẻo lánh. 150 nhân viên cứu hộ đã tới khu vực.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm