Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao khoanh vùng đánh bắt cá ngoài 20 hải lý?

Trả lời câu hỏi của Zing.vn, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, cá chết ở miền Trung đều là các loại gần bờ. Việc khoanh vùng rộng để đảm bảo an toàn.

Chiều 5/5, trả lời câu hỏi của Zing.vn tại cuộc họp báo Chính phủ, ông Trương Minh Tuấn (Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông) cho hay, sự cố cá chết hàng loạt ở miền Trung thời gian qua là hết sức nghiêm trọng; ảnh hưởng tới đời sống ngư dân và cả những người làm hậu cần nghề cá và hoạt động du lịch.

Theo lý giải của ông Tuấn, việc khoanh vùng an toàn đối với hoạt động khai thác hải sản ngoài 20 hải lý ở các tỉnh miền Trung là căn cứ vào thực tế phát hiện cá chết xa nhất ở 15 hải lý. Các loại cá chết cũng thuộc nhóm gần bờ. 

"Việc khoanh vùng mở rộng thêm 5 hải lý là để đảm bảo, đồng thời xác định cá đánh bắt xa bờ như cá ngừ đại dương hoàn toàn an toàn", ông Tuấn nói.

khoanh vung danh bat hai san an toan anh 1
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: "Cá đánh bắt ngoài 20 hải lý an toàn". Ảnh: Công Khanh

Nhắc đến câu chuyện có ngư dân đánh bắt ngoài khơi tới 150 hải lý, mang thuyền đầy cá tôm về nhưng không bán được, đến nỗi phải đổ bỏ, ông Tuấn đề nghị thông tin cụ thể, rõ ràng để người dân nắm được loại cá nào ăn được, loại nào không

"Hiện đã có tâm lý đã là cá biển thì không dùng, nhất là cá biển ở ven biển miền Trung. Vì vậy phải tuyên truyền về hải sản an toàn để người dân tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh đồng thời bảo vệ môi trường", ông Tuấn nói.

Theo Bộ trưởng Thông tin, trong thời gian này, các cơ quan chức năng sẽ tích cực để sớm nhất có câu trả lời câu hỏi nguyên nhân cá chết. Một khi xác định được, thì bất kể là đêm khuya, các bộ ngành sẽ cung cấp ngay cho báo chí.

Thông tin cá chết còn chậm, thụ động

Dù có rất nhiều nội dung được bàn thảo trong cuộc họp Chính phủ kéo dài liên tục trong 2 ngày, song thông tin về hiện tượng cá chết hàng loạt thu hút sự quan tâm của báo giới tại cuộc họp báo chiều 5/5.

Nhận câu hỏi về sự vào cuộc của Chính phủ, địa phương, ông Mai Tiến Dũng (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) cho hay, ngay từ tiếp nhận thông tin, Thủ tướng đã chỉ đạo, cử  ngay Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và các bộ trưởng vào thực địa, làm rõ nguyên nhân cá chết. Bên cạnh đó là các vấn đề liên quan hỗ trợ ngư dân, hỗ trợ đánh bắt xa bờ...

“Thủ tướng chỉ đạo dứt khoát không để người dân thiếu đói”, ông Dũng dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Người phát ngôn của Chính phủ chia sẻ, đây là lần đầu tiên chúng ta phải ứng phó với một tình huống nghiệm trọng như vậy. Dù Chính phủ vào cuộc ngay và quyết liệt, song, không thể phủ nhận thông tin từ địa phương lên còn chậm và thụ động.

"Để đưa ra được nguyên nhân thì hiện các Bộ Tài nguyên Môi trường, Nông nghiệp, các nhà khoa học đang trực tiếp nỗ lực xác định. Tinh thần dựa trên chứng cứ xác đáng, khoa học", ông Dũng nói.

Bên cạnh đó, ông Dũng khẳng định, các bộ, ngành cũng đang rà soát toàn bộ việc xả thải của các dự án nằm trong vùng liên quan khu vực cá chết hàng loạt.

Hải sản an toàn được kiểm định thế nào?

Tại cảng biển, cán bộ kỹ thuật lập biên bản lấy mẫu với chủ tàu sau đó chuyển mẫu về các phòng kiểm nghiệm. Lực lượng chức năng phân tích chỉ tiêu thủy ngân, chì, cadimi, arsen.

Cần quy trình ứng phó thảm họa môi trường sau vụ cá chết

Trong những ngày qua, câu chuyện chi phối dư luận xã hội có lẽ là vụ việc hải sản chết đồng loạt dọc theo bờ biển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế.

 

Nguyễn Hưng - Công Khanh

Bạn có thể quan tâm