Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vị khách bất ngờ trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Các nhà phân tích Trung Quốc nói sự có mặt của Phó thủ tướng Lưu trong cuộc đàm phán cho thấy thiện chí và cam kết của Bắc Kinh về việc đi đến một thỏa thuận với Washington.

Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu vòng đàm phán mới về thương mại hôm 7/1 tại Bắc Kinh với sự xuất hiện bất ngờ của Phó thủ tướng Lưu Hạc, theo hình ảnh được tiết lộ từ phòng đàm phán ở trụ sở Bộ Thương mại Trung Quốc.

Ông Lưu, trợ lý kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và là người phụ trách đàm phán của Bắc Kinh, vốn được cho là sẽ không tham dự cuộc đàm phán mà về mặt chính thức là ở cấp "thứ trưởng" này, theo South China Morning Post.

Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Phó đại diện thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish, một đồng minh lâu năm của Đại diện thương mại Robert Lighthizer.

dam phan thuong mai my trung anh 1
Phó thủ tướng Lưu Hạc (cà vạt đỏ, đứng bên phải) xuất hiện trong phòng đàm phán. Ảnh: South China Morning Post.

Một trong số những tấm ảnh được chia sẻ trên mạng cho thấy ông Lưu đứng giữa một nhóm quan chức Trung Quốc, bao gồm Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn và Thứ trưởng Vương Thụ Văn.

Cả ông Chung và ông Vương đều có mặt trong cuộc gặp giữa ông Tập và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Argentina hôm 1/12, với kết quả là 90 ngày "đình chiến" để đàm phán. Tấm ảnh trên cũng cho thấy các quan chức Mỹ, bao gồm ông Gerrish, ở phía bên kia bàn và vỗ tay.

Một tấm ảnh khác cho thấy góc nhìn rộng hơn với ít nhất 100 quan chức Trung Quốc ngồi trong phòng, gấp đôi số lượng thành viên phái đoàn Mỹ.

Những hình ảnh này sau đó đã được các nguồn tin xác nhận với South China Morning Post.

Theo Bloomberg, cuộc đàm phán được tiến hành theo các nhóm khác nhau về các lĩnh vực như biện pháp phi thuế quan, sở hữu trí tuệ, mua bán sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng không cung cấp thông tin về tiến triển đàm phán trong cuộc họp báo chiều 7/1.

dam phan thuong mai my trung anh 2
Khung cảnh phòng đàm phán, phái đoàn Mỹ ngồi bên trái, Trung Quốc bên phải. Ảnh: South China Morning Post.

Các nhà phân tích Trung Quốc nói sự có mặt của Phó thủ tướng Lưu trong cuộc đàm phán cho thấy thiện chí và cam kết của Bắc Kinh về việc đi đến một thỏa thuận với Washington.

"Khi nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với sức ép suy thoái, đặc biệt là khi nó đang hứng chịu các tác động từ chiến tranh thương mại, phía Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực hơn và một số yêu cầu của Mỹ cũng phù hợp với nhu cầu cải cách kinh tế của bản thân Trung Quốc", ông Thời Ân Hoằng, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nói.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 7/1 bày tỏ sự lạc quan về vòng đàm phán. "Chúng tôi đang có tiến triển", ông nói với CNBC. "Tôi cũng hy vọng chúng tôi sẽ đạt được tiến triển trong mọi lĩnh vực mà Trung Quốc đang không hành xử như cách chúng tôi muốn".

Trong thời gian đình chiến mà hai bên đã thống nhất, hai bên phải đạt được thỏa thuận trước ngày 1/3. Nếu không, Mỹ có thể sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Phái đoàn Mỹ tới Bắc Kinh, bắt đầu đàm phán về chiến tranh thương mại

Phái đoàn Mỹ, dẫn đầu là Phó đại diện thương mại Jeffrey Gerrish, sẽ hội đàm trong hai ngày 7-8/1 với phía Trung Quốc tại Bắc Kinh để thảo luận về cuộc chiến thương mại

Bóng ma chiến tranh thương mại nhìn từ vụ ‘công chúa Huawei’

Bà Mạnh Vãn Châu bị bắt cho thấy rõ chiến thuật gia tăng sức ép của Mỹ lên Trung Quốc, nhằm giành thế thượng phong trong cuộc chiến thương mại.

Đông Phong

Bạn có thể quan tâm