Hình mô phỏng lớp băng bề mặt và các đại dương ngầm của mặt trăng Europa. |
Thứ nhất, họ phải làm sáng tỏ kết cấu của băng trên Europa để có cái nhìn rõ ràng nhất về nó. Sau đó, họ cũng cần xác định bản đồ địa, vật lý của Europa cùng mức độ từ tính trong đất. Cuối cùng, họ sẽ phải thống kê toàn bộ thông tin chi tiết về Europa nhằm tạo cơ sở cho tàu thăm dò đáp xuống.
Robert Pappalardo, một chuyên gia của NASA, cho biết: “Đưa tàu thăm dò tới Europa là một mục trong những mục tiêu lâu dài của khoa học. Việc thăm dò nó đặt ra những thách thức kỹ thuật mà con người chưa thể chinh phục. Tìm hiểu mọi mặt về Europa là điều kiện cần để phát triển những công nghệ thăm dò thiết thực”.
Trong nhiều năm qua con người tin rằng vệ tinh Europa của sao Mộc nằm trong cái gọi là "Vùng sống", với nhiệt độ vừa phải để nước tồn tại ở dạng lỏng. Trong tháng 3 vừa qua, các nhà khoa học liên tiếp đưa ra những bằng chứng đầy tính thuyết phục về những đại dương khổng lồ bên dưới bề mặt đóng băng của Europa, làm dấy lên hy vọng về khả năng tìm thấy sự sống ngoài trái đất.
Cận cảnh các vị trí quan trong trên mặt trăng Europa. |
Giáo sư Mike Brown, chuyên gia thiên văn tại Viện Công nghệ California ở Pasadena tin rằng: “Các hoạt động giữa đại dương và bề mặt cho thấy quá trình trao đổi năng lượng vẫn diễn ra, giúp sự sống có khả năng tồn tại bên dưới lớp băng lạnh giá”. Thậm chí, các nhà khoa học còn dự đoán nước trên các đại dương của Europa cũng có vị mặn như nước biển trên trái đất.
Phi thuyền Voyager quan sát cận cảnh Europa lần đầu tiên vào năm 1979. Tới những năm 90, tàu thăm dò Galileo bay tới quỹ đạo sao Mộc và tiếp tục theo dõi hành tinh này cùng các vệ tinh của nó. Giống với Europa, vệ tinh Encelade của sao Thổ cũng có thể là một nơi chứa sự sống ngoài trái đất.