Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hứa hẹn về sự sống trên mặt trăng của sao Mộc

Các chuyên gia NASA khẳng định, mặt trăng Europa của sao Mộc tồn tại nhiều yếu tố hỗ trợ sự sống hơn so với các sa mạc bao phủ khắp bề mặt Hỏa tinh.

Hứa hẹn về sự sống trên mặt trăng của sao Mộc

Các chuyên gia NASA khẳng định, mặt trăng Europa của sao Mộc tồn tại nhiều yếu tố hỗ trợ sự sống hơn so với các sa mạc bao phủ khắp bề mặt Hỏa tinh.

Thậm chí, Europa còn được coi là hành tinh dễ có khả năng tìm thấy sự sống ngoài trái đất nhất mà con người từng biết đến trong vũ trụ. Chính vì lẽ đó, một trong 6 mặt trăng của hành tinh mang tên vị thần quan trọng nhất trong thần thoại La Mã sẽ trở thành trọng tâm truy lùng sự sống của nhân loại trong tương lai gần.

Mô phỏng tàu thăm dò Voyager nghiên cứu mặt trăng Europa.

Nghiên cứu ban đầu cho thấy đại dương, băng đá mỏng và khí oxy tồn tại trên bề mặt Europa. Chính vì lẽ đó, con người có nhiều cơ hội tìm thấy sự sống ngoài hành tinh trên Europa hơn so với láng giềng thân cận nhất của địa cầu, sao Hỏa.

Dù không nằm quá xa địa cầu nhưng do được bao bọc bởi tầng khí quyển dày đặc, các thiết bị nghiên cứu thông thường khó có thể xác định chính xác được những gì đang tồn tại trên Europa. Việc đưa một robot tự hành hiện đại tương đương siêu xe thăm dò Curiosity hoặc vượt trội hơn lên Europa sẽ góp phần rất lớn vào việc truy lùng dạng sống ngoài hành tinh này.

Trong khi dự án thăm dò sao Hỏa trị giá 2,5 tỷ USD của NASA vẫn đang tiến triển tốt đẹp, việc đặt mục tiêu thăm dò mặt trăng Europa của sao Mộc hoàn toàn không nằm ngoài tầm với. Robert Pappalardo, nhà khoa học tại phòng thí nghiệm động cơ phản lực đẩy của NASA ở Pasadena, California tiết lộ, một đề án trị giá 2 tỷ USD nhằm khám phá sự sống trên Europa đã được đưa ra.

Theo đề án, NASA sẽ đưa một vệ tinh do thám vào quỹ đạo sao Mộc để thực hiện việc bay quanh mặt trăng Europa. Nhờ cách thức này, các nhà khoa học có thể khám phá toàn bộ bề mặt mặt trăng Europa từ trên không gian. Tuy nhiên, dự án mang tên Clipper chỉ có thể ra mắt sớm nhất trong năm 2021 và phải mất 3–6 năm sau mới có thể tiếp cận Europa.

Rào cản công nghệ vẫn chỉ là một phần trong kế hoạch khám phá sự sống trên mặt trăng Europa của sao Mộc. Trong năm ngoái, NASA cho biết họ hoàn toàn không còn kinh phí để thực hiện các sứ mệnh thăm dò Europa. Khoản tiền ít ỏi còn lại sẽ phục vụ nhiệm vụ đưa một robot mới lên sao Hỏa vào năm 2020. Theo tiết lộ, robot này giống hệt với siêu xe thăm dò Curiosity đang miệt mài săn lùng sự sống trên hành tinh Đỏ.

Kể từ khi được tàu thăm dò không gian Voyager nghiên cứu lần đầu tiên năm 1979, sau đó là tàu Galileo trong những năm 1990, Europa đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học. Giống như Europa, mặt trăng Encelade của sao Thổ cũng tiềm ẩn khả năng tồn tại sự sống.

Trong khi NASA tỏ ra không quá mặn mà với các sứ mệnh thăm dò này, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) có thể là ứng viên sáng giá cho việc triển khai các kế hoạch thăm dò. Tuy nhiên, những hạn chế về mặt công nghệ khiến chuyến tàu của ESA chỉ có thể khởi hành sớm nhất trong năm 2030.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm