Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VCCI kiến nghị sửa hàng loạt luật về đầu tư, kinh doanh

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiến nghị sửa đổi 12 luật trong đó các luật Đầu tư, Doanh nghiệp và Đất đai có nhiều nội dung được kiến nghị sửa đổi hơn cả.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản dài đến hơn 200 trang phân tích sự cần thiết bãi bỏ và sửa đổi nhiều quy định về điều kiện kinh doanh.

Cụ thể, VCCI đang kiến nghị sửa đổi, bổ sung 12 luật gồm các luật: Đầu tư, Doanh nghiệp, Đất đai, Xây dựng, Bảo vệ môi trường, Quản lý thuế, Quảng cáo, Nhà ở, Khoáng sản, Đấu thầu, Quy hoạch đô thị và Điện ảnh.

Trong số này, các luật Đầu tư, Doanh nghiệp và Đất đai có nhiều nội dung được sửa đổi hơn cả.

dieu kien kinh doanh anh 1
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản dài đến hơn 200 trang phân tích sự cần thiết bãi bỏ và sửa đổi nhiều quy định về điều kiện kinh doanh.

 

Theo Luật Đầu tư hiện hành, đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

Đơn vị này kiến nghị sửa đổi quy định “đầu tư” là việc bỏ vốn bằng tài sản để kinh doanh đồng thời bổ sung quy định “điều kiện kinh doanh” là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để được kinh trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại phụ lục của luật này. “Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài” là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định, điều ước quốc tế về đầu tư.

Ngoài ra, “ngành, nghề kinh doanh có điều kiện” là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong ngành, nghề đó không chỉ phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng mà còn phải đáp ứng điều kiện về môi trường.

Do vậy, VCCI kiến nghị kinh doanh các dịch vụ sau phải có điều kiện: thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quản lý vận hành nhà chung cư, quản lý vận hành cơ sở hoả táng, tư vấn lập quy hoạch trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, phát hành và phổ biến phim.

Các hoạt động tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, dịch vụ tư vấn du học, dự  báo cảnh báo khí tượng thuỷ văn, dịch vụ đánh giá sự phù hợp, kiểm toán năng lượng, đóng mới cải hoán tàu cá, dịch vụ đăng ký và duy trì tên miền trên Internet... cũng nằm trong danh mục được bổ sung.

Đơn vị cũng kiến nghị nghiên cứu việc thay giấy chứng nhận đầu tư bằng hình thức thoả  thuận đầu tư ký giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước. Nhà đầu tư cam kết về vốn, tiến độ, ngành nghề, môi trường, quy hoạch.

Cùng với đó, VCCI kiến nghị bỏ kinh doanh dịch vụ mua bán nợ ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì “các giao dịch mua bán nợ cũng như dịch vụ mua bán nợ chỉ liên quan tới các chủ thể tham gia, và hoàn toàn không có ảnh hưởng tới các lợi ích công cộng”.

Khoảng 30 ngành nghề kinh doanh khác cũng được đề nghị bãi bỏ quy định về điều kiện kinh doanh, trong đó có các ngành nghề như kinh doanh dịch vụ đào tạo đại lý bảo hiểm, dịch vụ bảo hành bảo dưỡng xe ô tô, dịch vụ sát hạch lái xe, dịch vụ mang thai hộ, hoạt động in, đúc tiền....

Một số ngành nghề khác cũng nằm trong danh mục đề xuất bãi bỏ điều kiện kinh doanh, như sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành của ngân hàng nhà nước (cửa kho tiền)...

Những đề xuất trên sẽ được trình Quốc hội khoá 14 xem xét tại kỳ họp cuối năm nay.

Ông chủ Khai Silk chia sẻ chuyện làm ăn với đối tác ngoại

Từ câu chuyên tranh chấp giữa các công ty gỗ với Global Home những ngày qua, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp Việt hãy vứt bỏ tâm lý thế yếu khi làm ăn với đối tác ngoại.

Kiều Vui

Bạn có thể quan tâm