Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trọng tài Việt chỉ cách đòi nợ đối tác nước ngoài

Ông Vũ Ánh Dương, Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết có 4 phương thức để giải quyết tranh chấp: thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án.

Tranh chấp là điều không ai muốn nhưng khó tránh trong làm ăn kinh doanh. 

cong ty chong ca si Thu Minh bi to tron no anh 1
Ông Vũ Ánh Dương, Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Ảnh: Bảo Ngọc 

 

Qua thực tế hơn 50 năm hoạt động của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), giải quyết hàng nghìn vụ việc mà một bên trong tranh chấp là doanh nghiệp Việt, có một điều mà tôi nhận thấy doanh nghiệp Việt Nam cần phải lưu tâm là cần chú ý, chặt chẽ ở khâu soạn thảo hợp đồng.

Không được "chủ quan", xem nhẹ các vấn đề pháp lý của giao dịch với đối tác bởi một khi đã có tranh chấp, về nguyên tắc, hợp đồng là văn bản được viện dẫn tới.

Hợp đồng chính là lá chắn quan trọng để bảo vệ quyền lợi của các bên. Hợp đồng càng chặt chẽ bao nhiêu thì nguy cơ rủi ro sẽ càng ít bấy nhiêu. Doanh nghiệp dứt khoát không đặt bút ký hợp đồng khi chưa chắc chắn hoặc chưa hiểu rõ các điều khoản của hợp đồng.

Điều này đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp ký các hợp đồng “ngoại” với các đối tác nước ngoài.

Lưu ý về hợp đồng

Để thực hiện được điều này, tốt nhất, các doanh nghiệp nên tham khảo các mẫu hợp đồng của các cơ quan, tổ chức có uy tín và thẩm quyền hoặc mời luật sư, chuyên gia pháp lý giúp đỡ.

Qua các vụ tranh chấp được giải quyết tại VIAC thì thấy rằng rất nhiều hợp đồng có nội dung sơ sài, thậm chí gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp thường quan tâm đến điều khoản giá cả và xem nhẹ các điều khoản khác.

Ngoài ra, cần lưu ý khi ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài thì phía nước ngoài thường để điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng là ra trọng tài nước ngoài.

Doanh nghiệp cần cố gắng đàm phán để chuyển về giải quyết tại trung tâm trọng tài tại Việt Nam, Có như vậy, chẳng may có tranh chấp thì doanh nghiệp Việt Nam tiến hành khởi kiện ra trọng tài Việt Nam sẽ thuận tiện hơn.

Nếu không, khi khởi kiện doanh nghiệp Việt phải ra nước ngoài với trở ngại về ngôn ngữ cũng như các chi phí đi lại, phí thuê luật sư nước ngoài… hoặc không biết khởi kiện ra trọng tài nào do không ghi rõ tên tổ chức trọng tài.

Hiểu rõ đối tác

Việc tìm hiểu đối tác cũng hết sức quan trọng, phải hiểu rõ đối tác mình định hợp tác là ai.

Việc tìm hiểu phải dựa trên các căn cứ pháp lý rõ ràng và chắc chắn, nhất định không thể tìm hiểu đối tác bằng niềm tin và cảm nhận chủ quan.

Việc tìm hiểu kỹ đối tác sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng, sự tín nhiệm, những hạn chế của đối tác từ đó doanh nghiệp đưa ra quyết định có nên ký kết hợp đồng với họ hay không.

4 nguyên tắc xử lý khi có tranh chấp hợp đồng

Như đã nói, tranh chấp là điều khó tránh khi làm ăn. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần chuẩn bị các kỹ năng để phòng ngừa và hạn chế tối đa các tổn thất.

Thứ nhất, cần bám sát các điều khoản hợp đồng để tuân thủ đúng quy trình, điều kiện của hợp đồng. Chẳng hạn, nếu không khiếu nại trong thời hạn quy định của hợp đồng và không khiếu nại đúng quy trình theo hợp đồng sẽ dẫn đến việc mất quyền khiếu nại và có nguy cơ bị bác đơn kiện.

Thứ hai, doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng khởi kiện ra cơ quan tài phán quy định trong hợp đồng để tránh nguy cơ mất quyền khởi kiện do hết thời hiệu.

Thứ ba, doanh nghiệp cần lưu ý thu thập, lưu trữ tài liệu, chứng từ trao đổi giao dịch giữa các bên để làm bằng chứng bảo vệ mình khi phát sinh tranh chấp.

Thứ tư, doanh nghiệp cần có đội ngũ cán bộ pháp chế giỏi hoặc mời luật sư để được tư vấn, hỗ trợ một cách có hiệu quả nhất.

Đòi nợ thế nào?

Khi đối tác nước ngoài không thanh toán như thỏa thuận, doanh nghiệp Việt muốn đòi nợ phải tiến hành khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài, trải qua quá trình tố tụng, nếu được tuyên thắng kiện sẽ yêu cầu Cơ quan thi hành án hỗ trợ đòi lại khoản nợ.

Nếu doanh nghiệp Việt Nam nghi ngờ có hành vi lừa đảo có thể làm đơn trình báo cơ quan công an điều tra, nếu cơ quan công an điều tra thấy có dấu hiệu hình sự thì sẽ tiến hành điều tra theo đúng quy định của pháp luật hình sự.

Các doanh nghiệp trong vụ việc trên có thể nghiên cứu trên cơ sở đánh giá các văn bản, các chứng cứ mình có trong tay để quyết định lựa chọn thực hiện các hành vi pháp lý phù hợp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách hiệu quả, tuân thủ pháp luật.

VIAC hiện có danh sách trọng tài viên bao gồm 158 chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực thương mại bao gồm: bảo hiểm, tài chính, chứng khoán, vận tải, xây dựng, công nghệ thông tin…

Những năm đầu, chủ yếu VIAC giải quyết các vụ tranh chấp giữa một bên doanh nghiệp Việt Nam và một bên là doanh nghiệp nước ngoài, số vụ tranh chấp trong nước (giữa hai bên doanh nghiệp Việt Nam) không cao.

Trong 5 năm gần đây, tỷ lệ tăng của số lượng tranh chấp trong nước cao hơn tỷ lệ tăng của số vụ tranh chấp nước ngoài. VIAC cũng đã giải quyết rất nhiều tranh chấp hợp đồng xuất nhập khẩu giữa Doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài.

Hơn 20 doanh nghiệp có tranh chấp với công ty chồng Thu Minh

Theo nguồn tin từ Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), ngoài những doanh nghiệp hội viên, còn khoảng 20 doanh nghiệp gỗ khác có liên quan đến tranh chấp với Global Home.

Chồng ca sĩ Thu Minh đã về Việt Nam

Văn phòng đại diện của Global Home tại Việt Nam xác nhận ông Otto de Jager đã trở về Việt Nam sau thời gian ra nước ngoài khiến không ít người ngờ vực về việc trốn nợ.


Vũ Ánh Dương (Tổng thư ký VIAC)

Kiều Vui (ghi)

Bạn có thể quan tâm