Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

32 địa phương ký cam kết tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

32 địa phương đầu tiên ở phía Nam đã tham gia ký cam kết tạo thuận lợi cho hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp theo Nghi quyết 35 của Chính phủ

Tại buổi ký kết sáng 24/8 ở TP HCM, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Ngay khi Thủ tướng và các Bộ, ngành có cuộc gặp với doanh nghiệp cuối tháng 4, hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM đã ký bản cam kết cùng VCCI tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp.

Đây là lần đầu tiên Chính phủ ra Nghị quyết cụ thể cải cách thể chế, trong đó đến năm 2020 cả nước có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Điều này chứng tỏ quyết tâm lớn của chính phủ hành động.

nghi quyet 35,  tao lap moi truong kinh doanh anh 1
Các địa phương phía Nam ký cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh Ảnh: Việt Dũng

Theo VCCI, các địa phương đã thể hiện sự hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình thực thi Nghị quyết 35 của Chính phủ bằng cam kết cụ thể. Nhiều địa phương còn cam kết với các mục tiêu cao hơn của Nghị quyết 35.

Cụ thể, các tỉnh Đà Nẵng, Đồng Tháp… đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020. Một số địa phương khác đề cao vai trò của doanh nghiệp và các hiệp hội để cải thiện môi trường kinh doanh...

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng:  “Để hỗ trợ doanh nghiệp cần tập trung vào hai tuyến. Thứ nhất là tác động theo chiều ngang để đổi mới mô hình, đổi mới môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Thứ hai là tác động theo chiều dọc về hỗ trợ các ngành nghề trọng điểm, đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chính phủ đang có kế hoạch hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh”.

Theo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, tư duy về FDI cần phải được nâng cao. Đã qua rồi thời trải thảm đỏ thu hút đầu tư bằng mọi giá. Nhiều tỉnh thành mong muốn mời các tập đoàn đa quốc gia lớn, nhưng nếu đầu tư vào chỉ gia công lắp ráp thì cũng không tạo được giá trị gia tăng.  

Do vậy, các tỉnh nên ưu tiên thu hút đầu tư với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các quốc gia phát triển. Những doanh nghiệp này có điều kiện quản trị hiện đại, khoa học kỹ thuật cao, để trước mắt đáp ứng được nhu cầu lao động của địa phương.

“Các tỉnh ký cam kết không phải mang về cất ngăn bàn mà phải triển khai một cách triệt để. Đối với án bộ quản lý nhũng nhiễu cần kỷ luật nghiêm. Thực hiện đúng việc gặp gỡ doanh nghiệp và báo chí tối thiểu hai lần một năm. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng chương trình hành động để trình Chính phủ. Đây là pháp quy chứ không phải muốn thì làm không muốn thì thôi”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Chính phủ “đặt hàng” VCCI lập Bộ chỉ số doanh nghiệp và công bố cho các địa phương biết, nhằm công khai tỷ trọng doanh nghiệp sau đăng ký, việc này sẽ giúp minh bạch hoạt động của doanh nghiệp và đo sức khỏe của doanh nghiệp. Chính phủ cũng đồng thời “đặt hàng” các tỉnh và thành phố về một mô hình hợp tác công - tư về dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển


Bình Nguyên

Bạn có thể quan tâm