Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vay ưu đãi 70 triệu euro cho dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Ngày 10/11, EVN và AFD ký thỏa ước tín dụng cho khoản vay ưu đãi không bảo lãnh Chính phủ trị giá 70 triệu euro cho dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Thỏa ước tín dụng này tương đương 1.900 tỷ đồng và chiếm khoảng 20% tổng mức vốn đầu tư của dự án.

Dự án nhà máy thủy điện Hoà Bình mở rộng đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư; Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định đầu tư; EVN đã giao Ban Quản lý dự án Điện 1 làm đại diện chủ đầu tư.

Dự án bao gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 480 MW, tổng mức đầu tư 9.220 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện dự án bao gồm 30% nguồn vốn tự có và 70% vốn vay thương mại, trong đó vay nước ngoài không có bảo lãnh Chính phủ là 70 triệu euro từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD). Số còn lại vay từ ngân hàng thương mại trong nước.

Vay uu dai 70 trieu EUR de mo rong du an thuy dien Hoa Binh anh 1

Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng bao gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 480 MW, tổng mức đầu tư 9.220 tỷ đồng. Ảnh: VGP.

Tại lễ ký, ông Herve Conan, Giám đốc AFD tại Việt Nam, cho biết tiếp nối thành công trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, AFD và EVN quyết định mở rộng hợp tác đối với dự án trọng điểm chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.

“Việc ký kết này phù hợp với những tuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướng Việt Nam tại COP 26, chứng tỏ sự tin tưởng mà EVN dành cho AFD, đồng thời đánh dấu tham vọng của EVN trong việc phát triển năng lượng bền vững phù hợp với chiến lược "100% thỏa thuận Paris" của AFD tại Việt Nam”, Giám đốc AFD tại Việt Nam nhấn mạnh.

Theo ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN, việc tổ chức đấu thầu dự án nhà máy thủy điện Hoà Bình mở rộng qua mạng đã giúp rút ngắn thời gian thực hiện hai tháng so với tiến độ đặt ra ban đầu đối với công tác lựa chọn nhà thầu.

Kiến nghị dành 4% GDP để hỗ trợ doanh nghiệp

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân kiến nghị dành 4% GDP để hỗ trợ các doanh nghiệp trên cả nước. Trong đó, 100.000 tỷ đồng lấy từ vốn đầu tư công chưa dùng hết trong năm nay.

Đại biểu hiến kế có 1 triệu tỷ đồng vốn giá rẻ đổ vào nền kinh tế

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, nếu ngân sách dành ra 30.000-40.000 tỷ đồng để cấp bù, sẽ có 1 triệu tỷ tiền vốn lãi suất thấp để giúp doanh nghiệp phục hồi.

Tuấn Hùng

Bạn có thể quan tâm