Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại biểu đề nghị nâng trần nợ công để tăng quy mô gói hỗ trợ kinh tế

Đại biểu Nguyễn Như So cho rằng Việt Nam còn nhiều dư địa để đưa ra các gói kích thích đủ lớn. Ông đề xuất có thể nâng trần nợ công nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chỉ tiêu vĩ mô.

Thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngày 8/11, nhiều đại biểu Quốc hội nhận định cộng đồng doanh nghiệp chưa bao giờ phải đối mặt với khó khăn như hiện nay.

Câu hỏi được đặt ra là giải pháp nào giúp doanh nghiệp vực dậy và trở thành động lực cho phát triển kinh tế.

Đề nghị nâng trần nợ công

Đối với nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế sau ảnh hưởng của dịch, đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh) đề xuất nhanh chóng ban hành các gói hỗ trợ tiếp theo để vực dậy nền kinh tế. Ông nhấn mạnh Việt Nam còn nhiều dư địa để nghiên cứu đưa ra các gói kích thích đủ lớn bằng việc nâng trần nợ công nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chỉ tiêu vĩ mô.

Năm 2022, Chính phủ đặt ra mục tiêu nợ công khoảng 44% đến 45% so với GDP và khả thi so với ước thực hiện năm 2021 là 43,7%. Việc kiểm soát lạm phát ở mức 4%, mức này là an toàn cho với trần nợ công 60% GDP.

Dai bieu de nghi nang tran no cong de tang quy mo goi ho tro anh 1

Đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh). Ảnh: Văn phòng Quốc hội.

Ông So cũng cho rằng cần khẩn trương giải ngân các gói hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành. Những gói này được ví như nguồn “oxy” cho doanh nghiệp đang “hấp hối”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh việc tiếp cận gói hỗ trợ còn khó khăn, trong khi doanh nghiệp đang đối mặt nhiều vấn đề.

“Cần tối giản, rút gọn các thủ tục rườm rà, nhanh chóng giải ngân, để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận”, ông nói.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho biết đợt bùng phát dịch thứ 4 để lại nhiều hậu quả nặng nề, nhiều doanh nghiệp nguy cơ phá sản, hàng triệu lao động phải hồi hương do mất việc làm.

Bà đề nghị Quốc hội tạo mọi điều kiện cho Chính phủ chống dịch, bên cạnh đó cần thêm chính sách đặc thù cho doanh nghiệp, người lao động trong giai đoạn hiện nay. Chính phủ cần tăng cường triển khai các gói hỗ trợ, bảo đảm đúng đối tượng, đúng tiến độ.

Bà cho rằng nếu triển khai chậm thì nhiều doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường cùng với nhiều việc làm bị mất đi.

5 giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) chia sẻ với Chính phủ khóa mới khi vừa bước vào đầu nhiệm kỳ đã gặp ngay làn sóng đại dịch lần thứ tư lớn chưa từng có, phá hủy nhiều quan hệ kinh tế - xã hội.

Ông Vân đề nghị 5 giải pháp trọng tâm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất, sắp xếp trật tự ưu tiên theo hướng ưu tiên củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cao trong quản lý và lãnh đạo các cấp.

Thứ hai, tập trung rà soát, sửa đổi thể chế. Thứ ba, đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào quản lý, sản xuất và lưu thông. Đặc biệt ứng dụng công nghệ mới vào quá trình quản lý để tiết kiệm bộ máy và nhân lực, dành nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Dai bieu de nghi nang tran no cong de tang quy mo goi ho tro anh 2

Mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 của Việt Nam đạt khoảng 6-6,5%. Ảnh: Việt Linh.

Thứ tư, cơ cấu lại nguồn vốn, đặc biệt là vốn đầu tư công, tập trung vào các công trình trọng điểm, công trình dang dở để hoàn thành, giữ nghiêm kỷ luật đầu tư công. Cuối cùng, ông Vân đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm cụ thể hoá kết luận 14 của Bộ Chính trị về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Trong khi đó, đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) cho rằng tổ chức, thực hiện vẫn là khâu yếu. Cơ quan quản lý cần cụ thể hóa, cá thể hóa trách nhiệm, nhất là người đứng đầu. Khâu kiểm tra, giám sát phải thực chất, không gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đại biểu Tây Ninh nhìn nhận sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân không cho phép giãn cách xã hội dài ngày, trên phạm vi rộng, việc mở cửa trở lại nền kinh tế là rất cần thiết, cấp bách. Song, ông cho rằng mở cửa đến đâu, điều kiện về phòng, chống dịch phải đáp ứng đến đó như ý thức chấp hành của người dân, độ bao phủ vaccine, nguồn cung thuốc men, trang thiết bị y tế, năng lực cơ sở khám chữa bệnh…

Ông đề nghị Chính phủ có biện pháp nâng cao ý thức người dân, tăng cường ngoại giao vaccine, đẩy mạnh phát triển vaccine trong nước. Ông cũng đề nghị cần phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, vừa đảm bảo nguồn lực cho phát triển, vừa kiềm chế lạm phát.

Khi nào thị trường lao động mới trở lại bình thường?

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội dự báo hết quý I và đầu quý II/2022, nếu không có diễn biến phức tạp, thị trường lao động có khả năng phục hồi trở lại như bình thường.

Đại biểu hiến kế có 1 triệu tỷ đồng vốn giá rẻ đổ vào nền kinh tế

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, nếu ngân sách dành ra 30.000-40.000 tỷ đồng để cấp bù, sẽ có 1 triệu tỷ tiền vốn lãi suất thấp để giúp doanh nghiệp phục hồi.

Văn Hưng

Bạn có thể quan tâm