Các nước G7 kết thúc hội nghị ngoại trưởng ở Pháp mà không xảy ra tranh cãi giữa lúc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh vào tháng 8 bất chấp sự có vắng mặt của ngoại trưởng Mỹ.
|
Những nhà ngoại giao hàng đầu của các nước G7 vẫn cố gắng thể hiện hình ảnh duy trì một mặt trận thống nhất khi cùng chụp ảnh sánh bước đi dạo bên bờ biển ở Dinard, Pháp, ngày 6/4. Tuy nhiên, thỏa thuận được công bố sau đó chỉ đề cập về các cam kết hợp tác trong nhiều vấn đề "nhẹ nhàng" như chống tội phạm mạng, tăng cường vai trò của phụ nữ trong hòa giải quốc tế, và đẩy mạnh tiếp cận với những nước châu Phi để chống buôn lậu. Ảnh: Reuters. |
|
Tuy nhiên, nhiều nội dung quan trọng đã không được đề cập trong thỏa thuận chung tại Dinard. Đây có thể tạo nền móng cho những căng thẳng trong hội nghị thượng đỉnh sắp đến giữa lãnh đạo các nước G7 tổ chức vào tháng 8. Ảnh: AP. |
|
Một quan chức ngoại giao của Liên minh Châu Âu (EU) đã bày tỏ sự tiếc nuối khi thỏa thuận lược bỏ nhiều nội dung được xem là "bất di bất dịch" trong lập trường của EU. Những lập trường này bao gồm không đề cập đến giải pháp hai nhà nước trong vấn đề Israel - Palestine và nghị quyết của Liên Hợp Quốc đối với thỏa thuận hạt nhân Iran là mâu thuẫn với các lập trường của EU. Ảnh: AP. |
|
Theo vị quan chức giấu tên, ngôn ngữ trong thỏa thuận tại Dinard mô tả sự quan ngại sâu sắc của G7 với việc Iran "tiếp tục hỗ trợ các tổ chức khủng bố và phiến quân vũ trang" là không phù hợp với cách diễn đạt mà EU muốn đưa ra. Trong khi đó, 4/7 nước thành viên của G7 là thành viên EU. Trong ảnh, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu tại hội nghị diễn ra trong hai ngày 5-6/4. Ảnh: AP. |
|
Ngoại trưởng Italy Enzo Milanesi tham dự một buổi thảo luận ngày 6/4 trong khuôn khổ hội nghị G7 tại Dinard. Washington muốn tận dụng cuộc họp để vận động cho vấn đề Venezuela, bày tỏ sự ủng hộ của nhóm dành cho lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido. Tuy nhiên, thỏa thuận được công bố sau đó vẫn không thể hiện lập trường thống nhất về vấn đề này do không có đồng thuận của Italy - nước G7 duy nhất chưa công khai ủng hộ ông Guaido. Ảnh: AP. |
|
Cuộc họp tập trung vào những vấn đề như an ninh mạng, bình đẳng giới, các hoạt động buôn lậu ma túy, vũ khí và người nhập cư tại khu vực Sahel của châu Phi. Thỏa thuận chung của hội nghị thể hiện sự chia rẽ rõ rệt giữa các nước về xung đột Israel - Palestine sau quá trình trao đổi quan điểm. Các nước G7 vẫn tái khẳng định cam kết đối với "trật tự quốc tế dựa trên pháp luật". Ảnh: AP. |
|
Nhiều chuyên gia lo ngại những bất đồng xuất hiện tại hội nghị lần này sẽ là tiền đề khiến mâu thuẫn thêm sâu sắc trong kỳ họp thượng đỉnh vào tháng 8 giữa lãnh đạo các nước G7. Trong cuộc họp tháng 6/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng làm xáo trộn hội nghị thượng đỉnh khi ban đầu ủng hộ một tuyên bố chung về vấn đề thương mại, nhưng sau đó đổi ý và rời Canada sớm hơn dự kiến vì những bất đồng với Thủ tướng Justin Trudeau. Ảnh: AP. |
|
Hội nghị ngoại trưởng lần này từ đầu đã báo hiệu sóng gió khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo không tham dự. Người thay thế ông là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Sullivan. Đến cuối hội nghị, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cũng vắng mặt. Người tham dự phiên thảo luận là Richard Moore, lãnh đạo chuyên trách các vấn đề chính trị của Bộ Ngoại giao Anh. Sự vắng mặt của những nhà ngoại giao hàng đầu G7 khiến nhiều chuyên gia bắt đầu hoài nghi về vị thế của tổ chức này. Ảnh: AP. |
G7 chia rẽ
Donald Trump
Israel
Palestine
Mỹ
Anh
Pháp
Liên Hợp Quốc
Iran
Canada
G7
bộ trưởng
hội nghị ngoại trưởng
ngoại trưởng Mỹ