Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vài năm tới, bạn không cần sắm máy chơi game xịn nữa

Những thiết bị có cấu hình khủng từ lâu luôn là niềm ao ước cũng như trở ngại với các game thủ. Nhưng với Cloud Gaming, điều này không còn cần thiết.

Cloud Gaming (game đám mây) cũng giống như việc đang xem một luồng video stream. Điều đặc biệt ở đây là bạn có thể chơi trên đó. Nói cách khác, game đám mây giúp bạn trải nghiệm trò chơi trực tuyến trên hầu hết thiết bị mà không cần tải xuống. 

Với Netflix, mọi người không cần lưu trữ những chiếc đĩa DVD. Còn với game đám mây, bạn không cần phụ thuộc vào các thiết bị như PlayStation, Xbox hay PC. 

Chơi game thuận tiện hơn

Việc chơi Candy Crush trên một chiếc iPhone hay Red Dead Redemption 2 trên PlayStation 4 có cùng bản chất: game nằm trên thiết bị, trong bộ nhớ hoặc ổ đĩa. Khi khởi động, bộ xử lý trên iPhone hoặc PS4 sẽ bắt đầu trò chơi. 

Game đám mây sẽ xóa sạch những điều đó bởi không có quá trình xử lý nào còn được thực hiện trên thiết bị. Thay vào đó, mọi thứ được xử lý “trên mây”, tại một máy chủ lớn và mạnh mẽ.

Máy chủ đó sẽ chạy trò chơi và gửi một luồng video trực tiếp đến thiết bị của bạn. Sau đó, các đầu lệnh sẽ đi theo chiều ngược lại. 

cloud gaming va viec choi game khong can may khung anh 1

Với game đám mây, việc sở hữu một dàn máy "khủng" như thế này không còn cần thiết. Ảnh: Tata Cliq. 

Với game đám mây, bạn chỉ cần có kết nối Internet đủ tốt. Còn lại, việc có thiết bị mạnh không quan trọng nữa. Những trò chơi nặng nhất, đòi hỏi khắt khe nhất về cấu hình cũng có thể chơi thoải mái trên điện thoại. Rốt cuộc, nó không làm được gì nhiều ngoài việc phát video. Nhưng chơi game trên đám mây hứa hẹn nhiều hơn thế.

Không chỉ game thủ, những streamer cũng đứng trước sự thay đổi lớn. Họ có thể tương tác, mời người xem cùng chơi game tiện lợi hơn bởi game đám mây có bản chất là một luồng video. Việc sử dụng PC và điện thoại cùng lúc, mở bằng nhiều tab... không cần thiết nữa. 

Google cho biết Stadia, nền tảng game đám mây của họ sẽ hoạt động liền mạch với YouTube, cho phép người dùng chuyển từ xem video sang chơi game chỉ bằng một cú nhấp chuột. 

Với tiềm năng lớn, sự kỳ vọng cao, nhiều gã khổng lồ công nghệ đang cố gắng để chiếm vị thế trong thị trường game đám mây. 

Google đã giới thiệu Stadia vào đầu năm 2019 và sẽ ra mắt vào tháng 11. Microsoft hy vọng sẽ đánh bại Google bằng cách tung ra Project xCloud vào tháng 10.

Nvidia cũng đã phát hành bản beta của Nvidia GeForce Now. Và gã khổng lồ của nền game Trung Quốc, Tencent đã giới thiệu giải pháp chơi game trên nền tảng đám mây vào tháng 8 tại ChinaJoy.

Tiềm năng và những thách thức

Tuy nhiên, game đám mây không thực sự mới. Những nền tảng đầu tiên của nó có tên OnLive và Gaikai. Năm 2012, Sony mua lại Gaikai rồi mua thêm bằng sáng chế OnLive vào 3 năm sau và tồn tại đến nay. 

Những bước đi đầu tiên của Sony đã vấp phải một trở ngại. Đó chính là tốc độ Internet. 

Độ trễ là một vấn đề lớn của game đám mây. Các luồng video stream của người xem luôn chậm hơn một chút so với thực tế để đảm bảo sự ổn định. Tuy nhiên, điều này không thể xảy ra khi chơi game. 

cloud gaming va viec choi game khong can may khung anh 2
Microsoft và Google rất tự tin trong việc giúp game đám mây phát triển mạnh mẽ hơn. Ảnh: The Verge. 

Nó khiến trải nghiệm của game thủ kém đi rất nhiều. Việc nhân vật bị chết do chậm video, khung hình giảm, chất lượng đồ họa không tốt khiến người chơi rất khó chịu. 

Vậy điều gì khiến game đám mây "sốt" trở lại? Đó chính là sự phát triển của các trung tâm dữ liệu đám mây và triển vọng của 5G.

So với Gaikai và OnLive, Google và Microsoft có phạm vi tiếp cận người dùng lớn hơn nhiều. Google tự hào rằng họ có các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới để sử dụng Stadia một trải nghiệm mượt mà.

Microsoft cũng chia sẻ rằng cơ sở hạ tầng đám mây Azure mở rộng chính là thứ mang lại niềm tin vào sự phát triển của xCloud.

Một dịch vụ như Stadia, với chất lượng tốt nhất có thể, có thể sử dụng khoảng 15,75 GB dữ liệu mỗi giờ. Sử dụng Stadia khi đang di chuyển với điện thoại di động cũng có thể "ngốn" tới 4,5 GB dữ liệu mỗi giờ. 5G sẽ giải quyết vấn đề này trong tương lai. 

Ngoài ra, game đám mây còn một trở ngại nữa. Việc game thủ có sẵn sàng bỏ tiền ra để mua các tựa game yêu thích hay không vẫn còn là một dấu hỏi. Các tựa game "free to play" đang rất được ưa chuộng. 

Dựa trên những gì Google đã tiết lộ về Stadia cho đến nay, dịch vụ này có thể là một cửa hàng trò chơi trực tuyến. Người dùng sẽ phải trả tiền như Netflix hiện tại. 

Game đám mây có những thuận lợi để trở thành xu hướng mới trong eSports. Tuy nhiên, nó vẫn còn rất nhiều thách thức cần vượt qua. 

Đội của Faker hủy diệt Griffin, lên ngôi vương eSport xứ Hàn

SK Telecom (SKT) và Griffin (GRF) có lần thứ 2 liên tiếp đối đầu nhau trong trận chung kết LCK. Và kết quả ở giải Mùa Hè là không có gì thay đổi.


Nguyên Khang

Bạn có thể quan tâm