Do đặc thù của các CĐV Indonesia nên từ Asiad 2018, những vách ngăn cao 2 m đã được lắp đặt xung quanh khán đài sân Gelora Bung Karno. Nó không cho các CĐV có thể dễ dàng lao vào sân khi họ quá khích, nhất là trong các trận đấu bóng đá. |
Những vách ngăn này cũng được lắp dọc các khán đài để ngăn CĐV di chuyển lung tung, cũng để ngăn CĐV đội khách và đội nhà tránh va chạm với nhau. Bóng đá Indonesia đang được chú ý sau thảm họa hồi tháng 10/2022 khiến 120 người chết ở sân Kanjuruhan. |
Trong trường hợp khẩn cấp, các cầu thủ hai đội có thể di chuyển ngay xuống đường hầm sân vận động. Cổng hầm cách khu vực ban huấn luyện chỉ 10 m nên có thể nhanh chóng rời đi nếu có sự cố. |
Công tác chuẩn bị ở sân thi đấu của tuyển Việt Nam gần như đã hoàn tất. Phía đội khách đã có nhiều yêu cầu và đề xuất nhằm bảo vệ an ninh cho thầy trò ông Park Hang-seo. |
Những nhân viên đang lắp đặt hệ thống máy quay sau khung thành. |
Nhân viên vệ sinh tranh thủ thu dọn rác từ những sự kiện thể thao trước đó. Lần gần nhất tuyển Indonesia thi đấu là trước đối thủ Thái Lan. |
Khung thành ở sân Gelora Bung Karno là loại lắp ghép giống sân Mỹ Đình. Hai con ốc ở mỗi đầu cột dọc được lắp đặt để giữ xà ngang không bị bung ra. |
Loại ghế da khu vực ban huấn luyện cũng dễ tìm thấy ở các sân vận động Việt Nam, trừ sân Mỹ Đình. Đây là một trong những thiết kế ghế phổ thông ở các sân bóng trên thế giới. |
Một thùng mẫu mô tả các lớp đất và nền chăm sóc cỏ trên sân Gelora Bung Karno được "nghiệm thu" từ ngày 14/7/2022. Có thể thấy mặt cắt dọc của hệ thống trồng cỏ trên sân cụ thể như thế nào. |
Phần cỏ ở khu vực đường biên ngoài sân là loại cỏ nhân tạo. Nhân viên sân đang kéo lại bề mặt cỏ cho ngay ngắn. |
Bên ngoài, xe cảnh sát đi tuần tra liên tục. Có khoảng 3.690 cảnh sát được huy động để bảo vệ trận đấu Indonesia với Việt Nam. Bên trong sân, có gần 500 nhân viên an ninh hỗ trợ. |