Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ưu thế kết nối hạ tầng giao thông giúp khiến phía đông Hà Nội bứt phá

Vị trí đắc địa và hạ tầng giao thông đồng bộ là 2 yếu tố cốt lõi giúp phía đông Hà Nội bứt phá những ưu thế sẵn có, hướng đến bước phát triển mạnh trong tương lai.

Trong bối cảnh trung tâm Hà Nội ngày càng chật chội, khu vực phía đông cho thấy ưu thế nhờ sở hữu quỹ đất rộng lớn, đáp ứng được yêu cầu kiến tạo đại đô thị theo xu hướng toàn cầu. Ưu thế này đang được đánh thức nhờ hạ tầng giao thông phát triển, kích hoạt làn sóng “đông tiến” của các doanh nghiệp bất động sản; kéo theo đó là cuộc di cư với số lượng hàng trăm nghìn người từ nội đô.

“Tọa độ giao thoa” của các quy hoạch phát triển

Phía đông Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của nhiều quy hoạch phát triển quan trọng. Trong đó, theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt, khu vực này sẽ có thêm Gia Lâm và Đông Anh phát triển lên quận. Trong đó, hiện Gia Lâm đã đạt 26/27 tiêu chí theo yêu cầu và sẽ cán đích vào năm 2023.

Đây sẽ là khu vực phát triển mới của đô thị trung tâm, nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật của quốc gia, đảm nhận chức năng trung chuyển hàng hóa, phát triển dịch vụ chất lượng cao. Bên cạnh đó, Gia Lâm được đánh giá sẽ trở thành trung tâm thương mại tài chính và hành lang xanh của thành phố. Quy mô dân số trong tương lai sẽ là 450.000 người vào năm 2030 và hơn 550.000 người vào năm 2050.

Khi có thêm Đông Anh cán đích vào năm 2025, “bờ đông sông Hồng” có 3 quận nội thành, với động lực phát triển lớn. Tốc độ đô thị hóa ở khu vực này sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa khi có thêm đòn bẩy từ Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được thông qua từ tháng 4/2022.

Ngoài chức năng định hướng không gian thoát lũ đoạn qua khu vực đô thị trung tâm, quy hoạch này là cơ sở để phát triển hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới để tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông Hồng. Thực tiễn cho thấy các đô thị hiện đại hàng đầu thế giới đều phát triển dọc trục các con sông, như sông Hudson ở New York, sông Seine ở Paris, Yarra ở Melbourne hay sông Thames ở London…

BDS,  ha tang anh 1

Là tâm điểm giao thoa của hàng loạt quy hoạch phát triển, phía đông Hà Nội hứa hẹn thay da đổi thịt từng ngày.

Là một trong những cửa ngõ chính ra vào thành phố, khu vực phía đông là cầu nối giữa trung tâm Hà Nội với 9 tỉnh, thành phố nằm trong Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô. Với tổng diện tích hơn 24.000 km2, vùng thủ đô sẽ là đô thị hạt nhân - trung tâm chính trị, văn hóa - lịch sử, khoa học, giáo dục - đào tạo và du lịch lớn của cả nước, có nền kinh tế thịnh vượng hàng đầu của quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cũng theo quy hoạch này, huyện Văn Giang (Hưng Yên) kế cận sẽ đạt đô thị loại III trước năm 2030; với định hướng phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, xây dựng các khu đô thị hiện đại kiểu mẫu, sinh thái, đáp ứng nhu cầu nhà ở của xã hội.

“Bờ đông sông Hồng” còn nằm sát một cực trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trong quy hoạch tổng thể vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 7 tỉnh thành. Trong 6 tháng đầu năm nay, vùng kinh tế này có quy mô tổng sản phẩm nội địa đạt khoảng 698.000 tỷ đồng, đóng góp vào 35% GDP của đất nước.

Cùng với các quy hoạch phát triển khác, đây là nền tảng giúp duy trì nhịp giao thương - kinh tế sôi động, bền vững trong tương lai.

Hạ tầng đồng bộ đánh thức đô thị phía đông

Ngoài quy hoạch định hướng, khu vực phía đông đang sở hữu hệ thống hạ tầng hoàn thiện và vẫn đang được đồng bộ tốt hơn. Trong đó, các đột phá quan trọng nhất là mạng lưới các cây cầu bắc qua sông Hồng, sau Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy đã vận hành, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 hiện đạt hơn 62% tiến độ, dự kiến có thể khánh thành vào quý 3 năm sau.

Khi đi vào hoạt động, công trình có tổng vốn đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng này cùng với các cây cầu hiện hữu khác sẽ giúp thu hẹp khoảng cách địa lý cũng như sự phát triển giữa 2 bên bờ sông. Chưa kể, thời gian tới, sẽ có thêm hàng chục cây cầu khác khởi công mà gần nhất là cầu Ngọc Hồi, Mễ Sở, Trần Hưng Đạo.

BDS,  ha tang anh 2

Hạ tầng giao thông đồng bộ đánh thức tiềm năng của phía đông Hà Nội.

Cùng với đó, hàng loạt tuyến đường bộ trọng điểm, được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng ở phía đông thủ đô cũng đã hòa vào mạng lưới giao thông quốc gia, như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 5A, nút giao Cổ Linh...

Các tuyến “đường xương cá” cũng không ngừng được nâng cấp, làm mới như Lý Thánh Tông, tuyến Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng, đường gom từ cầu Thanh Trì đến cầu vượt Phú Thị hay đường đê hữu Đuống đoạn Dốc Lời - Đặng Xá đến xã Lệ Chi, đường đô thị song hành với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… Tất cả tuyến đường này tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển theo nhiều hướng khác nhau.

BDS,  ha tang anh 3

Đường vành đai 3,5 và vành đai 4 hình thành trong tương lai sẽ tạo thêm cú chuyển mình mạnh mẽ cho phía đông Hà Nội.

Đặc biệt, Quốc hội cũng đã thông qua nghị quyết về việc triển khai đường vành đai 4 trong kỳ họp vừa qua, với tổng mức vốn lên tới hơn 85.000 tỷ đồng. Với chiều dài hơn 112 km, đây sẽ là trục xương sống kết nối Hà Nội với Hưng Yên, Bắc Ninh và có cả tuyến đấu nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Ngoài ra, đường vành đai 3,5 dài hơn 45 km cũng sẽ hoàn thành hơn 4/5 khối lượng vào năm 2025.

Thái Trà

Bạn có thể quan tâm