Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Uống cà phê nhiều tác động thế nào tới sức khỏe

Hồi thập niên 1960, cà phê mang tiếng xấu là gây hại cho sức khỏe. Biên tập viên Samuel Lee từng lo rằng cà phê sẽ phải dán cảnh báo như thuốc lá.

Khi Fred Gardner mở quán cà phê GI đầu tiên, một người chống chiến tranh đã chửi rủa ông. “Cà phê là một chất độc”, ông ta nói. Vào cuối thập niên 1960, một lần nữa mối bận tâm về sức khỏe lại bắt đầu.

Cuộc khảo sát năm 1963 với gần 2.000 công nhân nhà máy cho thấy dường như có sự liên hệ giữa cà phê và bệnh tim. Quả là rất khó đánh giá các nghiên cứu dịch tễ học, với việc khảo sát các nhóm mẫu dân số khác nhau, vì chúng thường không (hoặc không thể) tính tới các yếu tố khác làm ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng.

Năm sau, D.R Huene, bác sĩ phẫu thuật thuộc Hải quân Trù bị, khẳng định rằng các phi công trong hải quân uống quá nhiều cà phê “phàn nàn về tình trạng tim đập mạnh thường xuyên khi ở trên không”. Các báo cáo kiểu giai thoại như vậy tuy không mang tính khoa học nhưng lại được phổ biến sâu rộng.

Năm 1966, Irwin Ross đã viết một bài tấn công thức uống này trên Science Digest: "Caffeine, thành phần thiết yếu trong cà phê, là một chất độc. Tiêm một giọt vào dưới da của động vật sẽ giết nó ngay sau vài phút. Một lượng rất nhỏ đưa trực tiếp vào não sẽ khiến cơ thể bạn co giật không kiểm soát được".

Những quan sát này, nếu đúng là sự thật, thì không công bằng, vì người uống cà phê không hề tiêm hay đưa nó trực tiếp qua hộp sọ của họ.

Ross đổ lỗi cho cà phê làm viêm loét dạ dày, huyết khối động mạch vành, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày và kích thích thần kinh, mặc dù ông công nhận thức uống này có thể hữu ích cho những người mắc chứng đau nửa đầu hoặc hen suyễn.

"Một vấn đề mới của ngành cà phê đang làm lộ chân tướng xấu xí của nó", Samuel Lee, biên tập viên của tạp chí Tea & Coffee Trade Journal, năm 1966 viết: “Các cán bộ khoa học nghiêm túc đang cố gắng chứng minh rằng tiêu thụ quá nhiều cà phê trong thời gian dài, liên tục có thể có hại, hoặc thậm chí gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe”.

Hai năm sau đó, ông lo lắng rằng nghiên cứu các ảnh hưởng bệnh tật do cà phê có thể dẫn đến việc bắt buộc dán nhãn cảnh báo tương tự thuốc lá: “Chú ý: Cà phê có thể nguy hại đến sức khỏe”.

Năm 1969, Hiệp hội Cà phê Quốc gia (NCA) thành lập Nhóm Tư vấn Khoa học (SAG) bao gồm các nhà khoa học làm việc cho các hãng rang xay lớn như General Foods, Nestle, và P & G. Họ cũng thuê cả Arthur D. Litte Company tiến hành các thí nghiệm mà họ hy vọng sẽ ngăn chặn các thông tin tiêu cực về cà phê. Trong 15 năm sau đó, NCA đã tài trợ hơn 20 nghiên cứu với chi phí 3 triệu đôla Mỹ.

Tuy nhiên, các cảnh báo đối với sức khỏe lại tiếp tục xuất hiện. Năm 1971, Philip Cole, nghiên cứu viên tại Harvard, báo cáo rằng cà phê có thể liên quan tới ung thư bàng quang đặc biệt là ở phụ nữ. Năm 1972 và 1973, Hershel Jick và các đồng nghiệp thuộc đại học Boston báo cáo rằng các khảo sát với bệnh nhân càng khẳng định chắc chắn mối tương quan giữa việc tiêu thụ nhiều cà phê với bệnh tim.

Các nghiên cứu trên chuột mang thai được tiêm hoặc cho hấp thụ caffeine được tiến hành tại Nhật Bản, Đức, Pháp và Anh cho thấy với một liều lượng lớn, lứa con của chuột hấp thụ caffeine có dị tật bẩm sinh nhiều hơn các nhóm đối chứng.

ca phe co hai anh 1

Cuối cùng cà phê cũng được minh oan gần như trên mọi khía cạnh. Ảnh: Finey Point.

Cuối cùng cà phê cũng được minh oan gần như trên mọi khía cạnh, khi các nghiên cứu mới không lặp lại các kết quả nghiên cứu trước đó hoặc các kết luận đã được xét lại.

Hans Falk, một bác sĩ đánh giá các nghiên cứu về caffeine cho Viện Quốc gia về Khoa học Sức khỏe Môi trường, đã thừa nhận rằng chính ông cũng uống cà phê lúc giữa trưa để có thể tỉnh táo một chút. “Đối với nhiều người trong chúng ta, đây là một trong những tội lỗi cuối cùng còn lại. Và biết đâu có khả năng rằng thậm chí quan hệ tình dục là nguy hại đến sức khỏe của bạn. Nếu cà phê bị xóa sổ, thì thật là chẳng còn gì”.

Tuy nhiên, giống hầu hết câu chuyện kinh dị, các tuyên bố ban đầu về mối liên hệ giữa cà phê và các chứng bệnh được giật tít lớn trên các báo đã tác động mạnh vào ý thức cộng đồng, trong khi các phẩm chất khác lại lặng lẽ bị đẩy vào đến trang trong. Để đối phó với vấn đề sức khỏe, doanh thu bán cà phê decaf gia tăng, tăng 70% trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 1975, và chiếm 13% lượng cà phê tiêu thụ tại nhà ở Mỹ.

General Foods giành thắng lợi với Sanka, nhờ thị phần thống trị mà nó có lợi nhuận lớn hơn so với cà phê thường. Trong một phút xuất thần, General Foods thuê diễn viên Robert Young để tạo sức hút cho Sanka vào năm 1976, ông đã làm tốt phần việc của mình trong vai bác sĩ truyền hình ân cần Marcus Welby.

Bấy giờ, trên các đoạn quảng cáo truyền hình, Young giải thích rằng “nhiều bác sĩ khuyên hàng triệu người Mỹ nên uống cà phê thương hiệu Sanka” nếu caffeine làm họ dễ bị kích thích. Trong một mẩu quảng cáo thương mại, Young được mời đến dùng bữa tối, khi chứng kiến người chồng Phil giận dữ nhìn vợ như món đồ tầm thường, ông liền đề xuất Sanka “vị vẫn ngon như cà phê thông thường”.

Một vài tuần sau mọi việc đều trở nên tốt đẹp. “Điều đó xảy ra khi bạn thực sự yêu - nhãn hàng Sanka”, Phil khuyên, và Young gật đầu đồng ý.

Năm 1971, Nestlé cho ra mắt sản phẩm cà phê decaf được sấy theo kỹ thuật đông-khô Taster’s Choice, trong khi General Foods với Sanka & Brim đông-khô, hai sản phẩm hầu như giống hệt nhau. Bởi vì thương hiệu Sanka đã tạo ấn tượng vững chắc với hình ảnh như là thức uống dùng làm thuốc, các đoạn quảng cáo Brim vẫn cố gắng để thu hút típ thanh niên quan tâm đến sức khỏe tại các cửa hàng thực phẩm tự nhiên.

Tenco, thuộc sở hữu của Coca-Cola, hồ hởi cung cấp cà phê decaf, cho phần caffeine được tách ra vào đồ uống Coke của họ. Khi công suất ở Mỹ đã quá tải thì nhiều hãng rang xay gửi hạt cà phê đến Đức, nơi các nhà máy khử caffeine công nghệ cao làm việc suốt ngày đêm.

Ngay cả cà phê không chứa caffeine cũng bị vướng vào nỗi ám ảnh lo ngại về sức khỏe. Một nghiên cứu năm 1975 của Viện Ung thư Quốc gia chỉ ra rằng, với liều lượng lớn, dung môi chứa trichloroethylene (TCE) sẽ gây ra ung thư ở chuột. Mặc dù TCE được sử dụng để khử caffeine từ nhân cà phê, nhưng rất ít dung môi vẫn còn trong hạt cà phê, và số lượng nhỏ này gần như bị đốt cháy hết trong quá trình rang.

Một giám đốc điều hành của General Foods đã chỉ ra rằng một người sẽ phải tiêu thụ 50 triệu cốc cà phê khử chất caffeine hàng ngày trong suốt cuộc đời để có liều lượng gần bằng với liều lượng được tiêm vào những con chuột. Mặc dù vậy, General Foods và các hãng cà phê khác vẫn bỏ TCE, chuyển sang dung môi hóa học khác, methylene chloride.

Quan he giua tien bac va do thoa man hinh anh

Quan hệ giữa tiền bạc và độ thỏa mãn

0

Trên thực tế, hoàn toàn không có mối liên hệ giữa số tiền kiếm được và mức độ thỏa mãn có được từ số tiền đó. Dần dần, người ta đã tỉnh táo nhận ra rằng tiền bạc không những không mua được hạnh phúc, mà còn có thể hủy diệt cả hạnh phúc. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Mark Pendergrast / NXB Lao Động

SÁCH HAY