Báo cáo của E-Conomy 2018 cho thấy thị trường vận tải và giao đồ ăn trực tuyến của Đông Nam Á đã vươn lên top 4 ngành hàng có doanh thu cao nhất, chiếm đến 8 tỷ USD. Riêng tại Việt Nam, thị trường gọi xe công nghệ được dự báo sẽ tăng đến 2 tỷ USD trong năm nay.
Nhu cầu lao động cho ngành này đang tăng lên nhanh chóng, với sức hút ngày càng lớn. Tuy nhiên, sự phát triển “thần tốc” nào cũng khó tránh khỏi các vướng mắc trong quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt, thương hiệu càng trẻ, càng phải cân bằng cán cân giữa đối ngoại - chiếm lĩnh thị trường và đối nội - phát triển, chăm lo đời sống cho tài xế công nghệ. Một trong những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhóm tài xế này là phúc lợi, cụ thể là bảo hiểm y tế, sức khoẻ.
Tài xế công nghệ - nhiều rủi ro, ít bảo hộ
Khi đặt câu hỏi “Tài xế công nghệ có gì khác biệt với tài xế thường?”, hầu hết người tiêu dùng hay chính các bác tài cũng không trả lời được, vì đơn giản chỉ khác nhau ở việc họ dùng công nghệ để làm việc.
Khi xu hướng gia nhập hàng ngũ tài xế ngày càng nở rộ, nhiều người cũng mặc nhiên cho rằng tài xế xe ôm hay tài xế công nghệ là một công việc “bán thời gian”, ai muốn làm cũng được. Quyền lợi lao động của những tài xế công nghệ tự do cũng không được quan tâm đầy đủ: Không bảo hiểm, không công đoàn, không phúc lợi, không lương hưu…
Vấn đề phúc lợi của các tài xế công nghệ cần được quan tâm đúng cách. |
Thực tế, Việt Nam luôn nằm trong top đầu Đông Nam Á về số vụ tai nạn giao thông. Điều này đồng nghĩa với những rủi ro tiềm ẩn cho người điều khiển giao thông, đặc biệt là đối tượng tài xế tại các thành phố lớn. Chưa kể, mỗi tài xế trung bình thường làm việc 6-12 tiếng/ngày trong điều kiện thời tiết khó khăn với nắng nóng, mưa bão, khói bụi ô nhiễm… Những thứ này cũng là nhân tố âm thầm bào mòn sức khoẻ của họ mà dù che chắn cỡ nào, cũng không thể tránh được.
Chính vì vậy, bên cạnh nguồn thu nhập thô, các chế độ hay quyền lợi cho tài xế công nghệ tại Việt Nam cần được thực hiện ngay, để không chỉ đảm bảo sức khỏe cho các tài xế, mà góp phần quan trọng giúp ngành xe ôm công nghệ không “sớm nở chóng tàn”.
Tiên phong chăm lo phúc lợi cho tài xế công nghệ
Chia sẻ về luật lao động dành cho đối tượng tài xế công nghệ, các chuyên gia luật cho biết Việt Nam vẫn chưa có chuẩn mực nghề chuyên nghiệp cũng như khung pháp lý rõ ràng quy định về phúc lợi cho người lao động là tài xế công nghệ. Vận tải trực tuyến là mô hình kinh doanh hoàn toàn mới, có những đặc thù riêng, nên quyền lợi chính đáng cho lực lượng lao động này vẫn là điều bỏ ngỏ.
Thấu hiểu thực tế rủi ro đối với lực lượng tài xế, be là hãng xe công nghệ tiên phong tại Việt Nam cấp bảo hiểm tự nguyện gồm tai nạn giao thông toàn diện, chăm sóc sức khỏe, bệnh hiểm nghèo cho tài xế làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp. Ông Trần Thanh Hải, CEO Be Group chia sẻ: “Chúng tôi muốn xã hội công nhận lái xe công nghệ là một nghề và tài xế được bảo vệ bởi luật pháp. Chỉ khi đời sống của tài xế ổn định, sức khoẻ được chăm lo, họ mới có thể làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp để mang đến những giá trị hài lòng nhất cho khách hàng”.
Các tài xế be được trang bị bảo hiểm tự nguyện. |
Không chỉ tiên phong trong việc cấp bảo hiểm cho tài xế, be còn dự kiến đồng hành với Bộ Lao động Thương binh Xã hội kiến tạo những chuẩn mực chuyên nghiệp đầu tiên dành riêng cho nghề tài xế công nghệ thông qua cuộc thi Tay lái vàng. Đây là những bước tiến đầu tiên của hãng xe công nghệ Việt, hướng tới mục tiêu đưa tài xế công nghệ trở thành một nghề thực thụ, góp phần chuyên nghiệp hóa lực lượng lao động ngày càng gia tăng này tại Việt Nam.