“Xe công nghệ” không còn xa lạ với người Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Khi các hãng trong lĩnh vực này đổ bộ vào dải đất hình chữ S, lối sống tiêu dùng trong đi lại thay đổi nhanh chóng. Ứng dụng gọi xe không chỉ dừng lại ở “xe ôm” - xe hai bánh, mà bao hàm cả xe ôtô, xe du lịch.
Bước tiến nhanh trên thị trường
Xe công nghệ là lĩnh vực không phải cứ sinh ra là “hái” được lợi nhuận khi chứng kiến những cái “chết”, cuộc rời đi của cả “ông lớn” và thương hiệu nội địa. Trong vòng xoáy này, “be” ra mắt khi người dùng thậm chí còn chưa thuộc hết tên các dịch vụ. Không ít ánh mắt nghi ngại về chặng đường phát triển lâu dài của thương hiệu “sinh sau đẻ muộn” này.
Tuy nhiên, “be” đã cho thấy sức tăng trưởng ấn tượng. Gần 6 tháng sau khi chính thức ra mắt thị trường, ứng dụng gọi xe của người Việt đang có trong tay hơn 4 triệu lượt tải trên thiết bị di động, hoàn thành khoảng 12 triệu chuyến xe beBike và beCar, đáp ứng khoảng 250.000 chuyến xe được yêu cầu mỗi ngày.
Sau gần 6 tháng ra mắt thị trường, “be” nhanh chóng tạo dấu ấn với nhiều con số nổi bật. |
Bên cạnh đó, “be” đã xác lập sự góp mặt của mình tại các tỉnh, thành phố có đời sống tiêu dùng năng động như Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng... Hiện tại, ứng dụng này đã sở hữu đội ngũ 30.000 tài xế - con số đáng chú ý trong bức tranh chung của thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam.
Từ lúc thành lập, “be” đã định danh rõ là hãng vận tải. Điều này tạo nền tảng cho sự phát triển, bởi nó phù hợp với các quy định về kinh doanh, minh bạch và tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước như các doanh nghiệp vận tải taxi truyền thống.
Không chỉ tập trung kinh doanh và mở rộng thị trường, Be Group còn thể hiện giá trị cốt lõi - vì cộng động, của doanh nghiệp trong hoạt động thể thao và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Bằng việc trở thành nhà tài trợ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam giai đoạn 2019-2022, Be Group hỗ trợ trong công tác đào tạo, tập huấn, thi đấu để góp phần nâng tầm bóng đá Việt Nam trên bản đồ thế giới. Đồng thời, công ty còn tài trợ dịch vụ vận chuyển đường bộ miễn phí cho ban lãnh đạo, huấn luyện và các cầu thủ đội tuyển quốc gia.
Song song đó, Be Group phối hợp triển khai nhiều chương trình đảm bảo trật tự an toàn giao thông với Ủy ban ATGTQG và Hội ATGT Việt Nam. Trong đó có thể kể đến hoạt động: Tặng mũ bảo hiểm đạt chất lượng, triển khai các chương trình truyền thông về ATGT, tập huấn kiến thức pháp luật, hỗ trợ mã khuyến mại trong những đợt cao điểm…
Lấy tài xế làm trọng tâm
Khác với mục tiêu về lợi nhuận, số lượng cuốc xe như thường thấy, “be” lại chọn cho mình lối đi riêng khi tập trung vào tài xế. Ứng dụng gọi xe Việt hướng tới xây dựng nền tảng để tài xế xe công nghệ trở thành một “nghề” và được hưởng những chính sách, chế độ đãi ngộ mà một “nghề” phải có.
Cuối tháng 5 vừa qua, ứng dụng gọi xe “be” đã vinh danh 400 đối tác tài xế xuất sắc trên cả nước. Cũng dịp đó, họ ra mắt Học viện Đào tạo đối tác tài xế (beAcademy) cùng Cộng đồng đối tác tài xế (beCommunity). Đây là các hoạt động thể hiện quyết tâm của “đội vàng” trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và góp phần giúp đỡ cuộc sống và công việc của đối tác tài xế tốt hơn.
“be” thiết lập lối đi riêng khi lấy đối tác tài xế làm trọng tâm. |
“beAcademy” được xây dựng bài bản và được kỳ vọng trở thành mô hình đào tạo uy tín, chất lượng trong lĩnh vực xe công nghệ Việt. “beCommunity” ra đời nhằm hỗ trợ toàn diện đối tác tài xế trong suốt quá trình làm việc, chạy xe, hướng đến chăm sóc đời sống tinh thần, ngừời thân, gia đình của đối tác.
Đầu tháng này, hãng giới thiệu chương trình phúc lợi (beCare) dành cho tài xế đủ điều kiện với gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và khoản vay với lãi suất ưu đãi.. Không muốn các tài xế chỉ cầm vô-lăng, “be” còn tổ chức giải bóng đá “be Champions League” nhằm mang đến sân chơi bổ ích, lành mạnh, thúc đẩy phong trào thể dục thể thao, sự giao lưu và đoàn kết giữa các đối tác. Hành động này một lần nữa khẳng định hướng đi riêng của “be” khi chọn đối tác tài xế làm trọng tâm - những người đồng hành đưa thương hiệu lớn nhanh, mạnh và khẳng định phẩm chất của một ứng dụng sinh sau đẻ muộn nhưng đủ tầm phát triển.
Mở rộng ra các lĩnh vực khác
Không quá ồn ào, cách làm của “be” đã giúp hãng tiến nhanh và chắc chắn khi lấy chính tài xế làm sợi dây kết nối thị trường. Khách hàng tin dùng dịch vụ hay không cũng bởi người lái xe.
Cuối tháng 5 vừa qua, “be” đã công bố dịch vụ tài chính mới có tên gọi beFinancial. Đây là nền tảng hợp tác cùng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), cung cấp các dịch vụ tài chính của VPBank trên nền tảng công nghệ và hệ sinh thái tài chính công nghệ của “be”. “beFinancial’ bao gồm chức năng thanh toán, chương trình đổi điểm thưởng, khách hàng thân thiết và các dịch vụ tài chính khác.
Các sản phẩm thanh toán, tài chính của beFinancial sẽ phục vụ cho cả 3 nhóm đối tượng bao gồm khách hàng, tài xế và doanh nghiệp. Các tiện ích được tích hợp như thanh toán cho các chuyến đi và dịch vụ giao vận, nạp tiền điện thoại, thanh toán không tiền mặt tại cửa hàng. Ngoài ra, người dùng còn có thể tích lũy điểm thưởng, hoàn tiền qua mỗi giao dịch và trở thành khách hàng thân thiết với nhiều ưu đãi về chiết khấu, vay tiêu dùng…
Với việc hợp tác cùng VPBank, dịch vụ tài chính beFinancial đã sẵn sàng phục vụ người dùng. |
Không dừng lại ở đó, nhiều dấu hiệu cho thấy “be” sẽ mở rộng thêm ra các lĩnh vực như giao nhận thức ăn và cả chuyển phát hàng hóa. Thị trường cũng sẽ sớm được đón nhận dịch vụ mới của hãng với beFood, beDelivery. Khi những kênh mới được mở ra, các đối tác tài xế của “be” sẽ đảm trách dịch vụ. Đội ngũ này ngày càng lớn, được đào tạo bài bản hơn để đủ lực tăng độ phủ cũng như nâng cao chất lượng phục vụ.
Chính chiến lược lấy tài xế làm trung tâm - một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng, giúp “be” đi xa trên hành trình mở rộng ra nhiều lĩnh vực. Nếu chỉ nhìn qua, giá tiền để mua một dịch vụ có thể chỉ là những con số vô tri, nhưng giá trị của một dịch vụ là thước đo có được sau trải nghiệm của người dùng.