Theo số liệu thống kê của VietnamWorks, thị trường lao động ghi nhận xu hướng nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự hoặc giảm lương nhân viên để duy trì hoạt động trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra.
Hơn 400 doanh nghiệp được đơn vị này khảo sát, khoảng 40% phải cắt nhân sự và giảm lương để duy trì hoạt động qua cơn khủng hoảng.
Số liệu với người lao động còn trầm trọng hơn khi có gần 40% người được khảo sát mất việc làm. Trong hơn 60% người vẫn duy trì công việc, có đến một nửa bị giảm lương. Điều này kết hợp với lượng lớn người lao động mất việc ảnh hưởng nặng đến nhu cầu tiêu dùng trên thị trường. Chị Ngọc Mai (28 tuổi, nhân viên quản lý nhân sự tại Hà Nội) cho biết chị cùng nhiều người trong công ty đã phải chấp nhận giảm 30% lương so với trước khi có dịch.
Hiện tại, dù dịch cơ bản được kiểm soát tại Việt Nam, tình hình kinh doanh vẫn khó khăn khiến thu nhập nhiều người chưa trở lại như trước. “Thu nhập giảm bắt buộc mình phải giảm các chi tiêu hàng ngày như đi lại, ăn uống, giải trí. Tuy nhiên, các mặt hàng sinh hoạt hàng ngày thì không có dấu hiệu giảm giá”, chị Mai cho hay.
Vì những khó khăn ấy, người dùng cần những giải pháp tiết kiệm, giúp họ giảm chi phí sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, các đơn vị cung ứng dịch vụ thiết yếu như cung cấp thực phẩm, gọi xe, tài chính, thanh toán… tung các ưu đãi như một cách hỗ trợ khách hàng. Trong đó, ứng dụng gọi xe công nghệ với nền tảng đa dịch vụ có nhiều cơ hội để lấy lòng người dùng bằng các gói ưu đãi, trợ giá và những chương trình chăm sóc khách hàng.
Đơn cử, Grab có các Gói Hội Viên nhằm mang đến những “combo” ưu đãi về giá cho khách hàng thân thiết, thường sử dụng dịch vụ của đơn vị này. Theo đó, người dùng có thể trả trước cho các hoạt động di chuyển, ăn uống và giao hàng với mức tiết kiệm đến 50% so với thực tế. Các gói này được thiết kế linh hoạt để phù hợp với nhu cầu và tần suất sử dụng của nhiều đối tượng người dùng. Số lượng mã giảm giá và giá trị từng mã khác nhau nhằm mang đến giải pháp chi tiêu hợp lý, tiết kiệm.
Các ứng dụng gọi xe công nghệ với nền tảng đa dịch vụ có nhiều cơ hội để lấy lòng người dùng bằng các gói ưu đãi, trợ giá. |
Thay vì phải thanh toán cho mỗi lần sử dụng, người dùng sẽ trả tiền trước để nhận 1 combo các mã giảm giá sử dụng trong thời gian quy định. Các mã giảm giá này sẽ được sử dụng cho mỗi lần dùng dịch vụ và thanh toán chi phí chênh lệch (nếu có).
Không chỉ cung cấp đa dạng các gói hội viên, Grab còn linh hoạt gia hạn thời gian sử dụng để đảm bảo quyền lợi khách hàng. Trong tháng 4, cùng với nhiều loại hình dịch vụ khác, Grab đã tạm dừng cung cấp một số dịch vụ để tuân theo yêu cầu và chỉ đạo của Chính phủ trong việc phòng chống dịch Covid-19.
Điều này khiến nhiều người dùng đã mua các Gói hội viên trước đó nhưng chưa sử dụng hết thì đã hết hạn, do những ưu đãi trong Gói thuộc các dịch vụ tạm ngừng hoạt động. Khi được cho phép hoạt động trở lại, Grab đã đưa ra các chính sách hỗ trợ khách hàng để họ không bị mất quyền lợi từ dịch vụ.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn vì tác động của dịch bệnh, các ưu đãi sử dụng dịch vụ từ ứng dụng công nghệ như Grab trở nên hữu ích với người dùng, giúp họ tiết kiệm được lượng lớn chi phí sinh hoạt.
Có thể thấy, với hệ sinh thái sẵn có trên ứng dụng như đi lại, ăn uống, giao vận, thanh toán, Grab có lợi thế trong việc đa dạng hóa các dịch vụ, ưu đãi để hỗ trợ người dùng.
Bằng việc triển khai các gói hội viên, Grab có thể khiến người dùng thêm tin tưởng, gắn bó và tăng cường sử dụng dịch vụ gọi xe, và trong tương lai là những dịch vụ phủ các mặt đời sống của hệ sinh thái siêu ứng dụng.