Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Ứng dụng đặc biệt giúp người dân kết nối với công an chỉ sau vài giây

Khi phát hiện thủ đoạn lừa đảo người dân qua điện thoại, Công an quận 12, TP.HCM phát đi dòng cảnh báo. Cùng lúc, hàng nghìn người dân trên địa bàn nắm được thông tin này.

Sau khi phát hiện thủ đoạn lừa đảo người dân qua điện thoại, Công an quận 12, TP.HCM lập tức phát đi dòng cảnh báo. Cùng lúc, hàng nghìn người dân trên địa bàn đồng loạt nắm được thông tin này.

Đêm muộn, ông Nguyễn Văn Thọ - bảo vệ khu phố 4, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM - nhận cuộc điện thoại từ người dân trên địa bàn.

Bằng giọng hốt hoảng, người phụ nữ cho biết vừa nhận đề nghị nộp tiền phạt tranh chấp tài sản của công an phường. Ông Thọ nghe rõ tiếng nấc của người phụ nữ ở đầu bên kia cùng lời giải thích: “Tôi không tranh chấp gì với ai”.

Kinh nghiệm làm bảo vệ khu phố hơn 13 năm nay, ông Thọ biết rõ đây là thủ đoạn lợi dụng công an để lừa gạt người dân. Ông khuyên người phụ nữ giữ bình tĩnh, nhanh chóng ra công an phường trình báo để được giải quyết.

Nếu không bình tĩnh gọi bảo vệ khu phố, sau đó trình báo cơ quan chức năng, người phụ nữ có thể dính vào bẫy lừa gạt. Vụ việc sẽ không có tính lan tỏa đến người dân nếu trang Zalo Công an quận 12 TP.HCM không phát đi cảnh báo đến toàn thể người dân.

Từ đầu tháng 9/2021, thay vì đến trụ sở công an phường hay quận, người dân chỉ cần chiếc điện thoại thông minh có ứng dụng Zalo để trao đổi trực tiếp với công an khu vực ở bất cứ thời gian, không gian nào. Mô hình tương tác thú vị, gần gũi và nhanh chóng này được người dân và lực lượng Công an quận 12 đón nhận tích cực.

Sau khoảng 6 tháng triển khai mô hình Zalo An ninh trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Thọ vui mừng khi ứng dụng mang lại hiệu quả tuyên truyền khả quan. Nhớ lại 7 tháng trước, công an quận thông báo triển khai mô hình xuống công an phường và phổ biến đến từng tổ dân phố, khu phố. Luôn trăn trở về tình hình an ninh trật tự khu phố, ông Thọ mừng như “phất cờ trong bụng”.

“Trong thời đại công nghệ 4.0, các nhóm tội phạm cũng cập nhật xu hướng và sử dụng công nghệ lừa gạt người dân rất tinh vi và phổ biến”, ông Thọ trăn trở.

Trăn trở của ông Thọ hoàn toàn có cơ sở khi không ít vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dân bằng những thủ đoạn tinh vi đã xảy ra. Trong đó, đối tượng lừa đảo gọi điện thoại, tự xưng là công an, yêu cầu người dân nộp tiền hay nhắn tin đề nghị bấm vào đường link để đánh cắp thông tin cá nhân.

Chính vì điều này, ngay khi được công an phường phổ biến trang OA của Công an quận 12 và yêu cầu mỗi địa bàn khu phố thành lập nhóm Zalo, ông Thọ xông xáo bắt tay vào việc.

“Người dân được tiếp cận Zalo an ninh hiệu quả. Những thông tin về trật tự xã hội được cập nhật từ trang Zalo hướng dẫn người dân nắm bắt phương thức, thủ đoạn của tội phạm”, ông Thọ vui mừng nói.

Chung niềm vui với ông Thọ, ông Võ Công Lưu - Tổ trưởng tổ dân phố 5, khu phố 5, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM - tâm đắc với hình thức tương tác gián tiếp nhưng nhanh gọn này. Ông Lưu nhận định việc ứng dụng Zalo An ninh tác động lớn đến phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn. Hiện tại, toàn bộ 113 tổ dân phố trên địa bàn phường Tân Chánh Hiệp đã thành lập group Zalo.

Zalo anh 1

Mỗi nhóm có lực lượng Công an khu vực, ban chỉ huy công an phường tham gia trả lời thắc mắc của người dân nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời qua ứng dụng Zalo an ninh, người dân kịp thời báo tin cho cơ quan công an, ban ngành đoàn thể, uỷ ban những nguồn tin liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn.

“Ví dụ, khi người dân báo cáo về địa chỉ A tại phường Tân Chánh Hiệp tổ chức ăn nhậu, hát karaoke ồn ào, sau 5-10 phút, lực lượng công an phối hợp văn phòng đoàn thể xuống nhắc nhở, xử lý”, ông Lưu nói.

Zalo anh 2

Đặc biệt, nhờ hình thức tương tác này, cơ quan chức năng nắm bắt tình hình nhanh nhạy, kịp thời giải quyết bức xúc trong dân. Quan trọng hơn, việc trình báo khúc mắc gián tiếp, tế nhị cũng giúp người dân giải quyết lo lắng ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm.

Ngoài phản ánh, trình báo thông tin liên quan an ninh trật tự, người dân trên địa bàn quận 12 còn gián tiếp đặt câu hỏi, khúc mắc về công tác quản lý hành chính trong đó công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng và làm căn cước công dân.

Những thắc mắc của nhân dân trên địa bàn tổ, khu phố được cảnh sát khu vực phản hồi nhanh và nhiệt tình. Nhờ vậy, những người làm công tác quản lý, bảo vệ địa bàn nhỏ như ông Thọ, ông Lưu cũng nhẹ lòng, giảm nhiều áp lực hơn trong việc chăm sóc đời sống, bảo vệ người dân.

Trên địa bàn rộng hơn 422 ha và mật độ dân số khoảng 4.000 người/km2 tại phường Tân Chánh Hiệp, việc quản lý trật tự an toàn xã hội và giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn cho người dân là câu chuyện không dễ dàng của lực lượng công an.

Thiếu tá Lê Đức Hằng, Phó trưởng Công an phường Tân Chánh Hiệp, cho biết hiện phường có 11 khu phố, chia thành 113 tổ dân phố. Ngay khi tiếp cận mô hình Zalo an ninh, ông Hằng chỉ đạo đơn vị phổ biến sâu rộng đến lực lượng cảnh sát khu vực và tổ trưởng dân phố.

“Ngoài trang Zalo OA của phường, mỗi tổ dân phố đều thành lập một nhóm Zalo. Từng địa bàn nhỏ hơn như hẻm cũng có thể thành lập nhóm khác để dễ quản lý. Ít nhất một thành viên trong mỗi gia đình là thành viên của nhóm”, ông Hằng chia sẻ.

Thành quả nổi bật của mô hình này là hơn 9.000 người dân đã tham gia nhóm Zalo của công an, tổ trưởng khu phố với 130 nhóm nhỏ trên toàn phường.

Thủ tục hành chính là một trong những nỗi lo lắng của người dân khi làm việc tại các đơn vị. Việc chờ đợi, xử lý thắc mắc về giấy tờ, quy trình đôi khi khiến người dân và cán bộ mệt mỏi. Giải pháp lúc này là người dân nắm rõ về giấy tờ, thủ tục và cán bộ công an thông tin kỹ hơn về quy trình trước khi tiếp nhận.

Zalo an ninh đã giúp mong muốn này thành hiện thực và giảm phiền hà, lo lắng trong nhân dân. Quan trọng hơn, tình hình an ninh trật tự, vấn đề khiến lực lượng công an trăn trở, cũng phần nào cải thiện.

"Người dân thông báo các thủ tục hành chính, vấn đề an ninh trật tự. Trong khi đó, những vướng mắc của người dân được công an trao đổi nhanh, tránh trường hợp mất thời gian đi lại hoặc tắc nghẽn tại bộ phận tiếp dân”, Thiếu tá Lê Đức Hằng nhấn mạnh.

Vị trưởng công an phường không giấu được niềm vui qua ánh mắt khi thông tin về những thành quả tích cực trong nửa năm triển khai quản lý an ninh bằng công nghệ 4.0. Ông cho biết người dân trên địa bàn ý thức nhiều hơn trong việc phòng ngừa tội phạm, có người tự trang bị dây xích khoá chống trộm, lắp đặt khóa trong để phòng ngừa trộm đột nhập và ý thức giữ gìn, bảo quản tài sản cá nhân.

Đồng thời, từ các group Zalo an ninh, người dân được tuyên truyền sâu rộng, nắm bắt kịp thời các hướng dẫn về việc đăng ký tạm trú, tạm vắng, hồ sơ hộ khẩu.

Zalo anh 6

Những nỗi lo về an toàn tại nơi sinh sống, thủ tục hành chính hay phàn nàn trong ứng xử xóm làng… cũng là tâm tư của người dân trong cuộc sống thường nhật. Khi lực lượng công an tiếp nhận thông tin này, khoảng cách giữa chính chiến sĩ công an và nhân dân ngày càng gần gũi.

Phó trưởng công an phường Tân Chánh Hiệp thừa nhận điều này như bước đột phá của lực lượng công an về mặt cải cách công nghệ. “Tôi cảm thấy cảnh sát khu vực nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân nhiều hơn thông qua tin nhắn Zalo. Nhờ đó, mối liên hệ giữa lực lượng công an và người dân bền chặt hơn”, ông nói.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và điện thoại thông minh cũng khiến Thượng tá Trần Ngọc Nhứt, Phó trưởng Công an quận 12, trăn trở về mô hình giúp lực lượng công an quản lý, tương tác, gần gũi với nhân dân hơn.

Theo bà, lắng nghe nhân dân mới là cách tiếp nhận nhanh chóng, thuận lợi để lực lượng thực hiện tốt hơn trách nhiệm giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trong nhiều ứng dụng và mạng xã hội, Thượng tá Nhứt cho biết tin tưởng Zalo bởi tính ưu việt, giao diện thân thiện với mọi người dân.

Theo Thượng tá Trần Ngọc Nhứt, Zalo an ninh có ba thuận lợi tiêu biểu. Thứ nhất, Công an quận 12 nhanh chóng tuyên truyền đến người dân phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, hướng dẫn biện pháp ứng phó, xử lý trước những thủ đoạn đó.

Thứ hai, công tác tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy trong mùa dịch, hướng dẫn người dân cách thức, cải cách thủ tục hành chính như cấp căn cước công dân, đăng ký cư trú và thủ tục liên quan chức năng, nhiệm vụ của công an quận.

Thứ ba, thông qua Zalo an ninh, lực lượng công an và nhân dân trở nên gần gũi, rút ngắn khoảng cách. Những hình ảnh hoạt động của lực lượng công an được chuyển tải đến người dân. Ngược lại, thông qua Zalo Công an quận và 14 trang trực thuộc, nhân dân cũng nhận tin báo về tội phạm hay giãi bày những vướng mắc liên quan đời sống.

Những người gắn bó với người dân như ông Nguyễn Văn Thọ cũng hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của họ. Zalo an ninh ra đời phần nhiều giúp người bảo vệ tâm huyết thêm thấu cảm với nhân dân, giúp lực lượng công an thực thi tốt hơn vai trò, trách nhiệm.

“Giai đoạn đầu triển khai Zalo an ninh có chút trục trặc vì còn mới với người dân. Những cái mới thường còn thiếu sót và cần cải tiến theo thời gian, nhưng hiệu quả trước mắt đã thấy rõ. Dần dần, hy vọng tất cả sẽ ổn định và phát huy hiệu quả hơn nữa, tránh phiền phức di chuyển cho bà con”, ông Thọ nói.

Ngày 23/3, Công an quận 12, TP.HCM và Zalo ký kết triển khai mô hình Zalo An ninh với khẩu hiệu "Kết nối Zalo - Vì quận 12 bình yên, an toàn". Mô hình xây dựng các trang Zalo Official Account (ZOA), tích hợp chatbot trả lời tự động để tuyên truyền, cải cách thủ tục hành chính, tương tác trực tiếp với người dân, góp phần đấu tranh chống tội phạm.

Việc triển khai mô hình Zalo an ninh được thực hiện từ tháng 9/2021 trong bối cảnh tiếp xúc trực tiếp bị hạn chế do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Khi đó, các nền tảng công nghệ đã phát huy sức mạnh kết nối và được nhiều đơn vị vận dụng trong hoạt động phòng chống dịch cũng như triển khai biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh xã hội.

Hiện tại, Công an quận 12 thiết lập 15 tài khoản Zalo. Trong đó có 4 tài khoản cấp quận và 11 tài khoản của công an cấp phường.

Giang Di Linh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm